Mang Kiến, dù bận rộn đến đâu cũng phải hẹn gặp nhau

2020-12-21 17:43:55 |NGUỒN TIN:新华网

Ngày 19 tháng 10, toàn cảnh ruộng lúa thôn Mang Kiến được chụp từ trên cao (Lưu Đông,mạng Tân Hoa chụp)

Điện báo Côn Minh ngày 1 tháng 12 của trang mạng Tân Hoa (Đinh Ngưng, Lưu Đông) “Mang Kiến, dù bận rộn đến đâu cũng phải hẹn gặp nhau” – từ sau khi Mang Kiến phát triển theo loại hình du lịch nông thôn vào năm 2015, trưởng thôn Nam Lão Tam liền lấy khẩu hiệu tuyên truyền này làm tên wechat của mình, đồng thời in nó lên bức tường trong thôn.

Thôn Mang Kiến, một nơi tập trung chủ yếu của dân tộc Thái, tọa lạc tại thôn Tinh Môn Khẩu, ấp Mãnh Tát, huyện tự trị Cảnh Mã giữa dân tộc Thái và Va, thành phố Lâm Thương, tỉnh Vân Nam. Nơi đây được chia cắt bởi hai ngọn núi, ở giữa có dòng nước chảy qua, tạo thành “hình cánh quạt”, độ che phủ của rừng đạt tới 70%, khí hậu ôn hòa, nguồn tài nguyên nước phong phú, có nền lịch sử văn hóa nông nghiệp lâu đời. Cảnh quan tự nhiên xinh đẹp trong thôn cùng với phong tục tập quán lâu đời tạo nên một thể thống nhất. Nhưng trong một thời gian dài, nguồn tài nguyên thiên phú này đã không hề mang lại lợi ích gì cho người dân trong thôn, họ chủ yếu sống dựa vào công việc trồng lúa, chè và mía.

Ngày 19 tháng 10, người dân thôn Mang Kiến đang đập lúa (Mạng Tân Hoa Đinh Ngưng chụp)

Trong hồi ức của ông Nam Lão Tam, khi ông được bổ nhiệm làm trưởng thôn Mang Kiến vào năm 1999, người dân trong thôn không mua nổi hạt giống lương thực. Ông đã một mình tìm đến Công ty hạt giống Cảnh Mã, lấy danh nghĩa cá nhân ra đảm bảo để vay các hạt giống từ Công ty về phát cho người dân trong thôn. Đợi người dân đem số lúa mới này bán đi, có thu nhập rồi, ông Nam Lão Tam lại đến gõ cửa từng nhà một thu lại số tiền khi đó “mua nợ”để trả lại cho công ty. Cũng chính nhờ bào sự nỗ lực từng bước một của mọi người, cuộc sống của người dân trong thôn mới ngày một tốt dần lên.

Ngày 19 tháng 10, du khách trên hồ nước thôn Mang Kiến (Mạng Tân Hoa Lưu Đông chụp)

Ông Nam Lão Tam nói “Có cơm ăn áo mặc rồi thì phải tìm cách làm giàu.”, Ngày nay, trong thôn ngoài việc trồng cây lúa nước truyền thống ra, còn phải phát triển các ngành nghề như trồng nho, chanh dây, khoai nưa,... đồng thời dựa trên nền văn hóa lúa nước có từ lâu đời phát triển thêm du lịch nông thôn. Năm 2011, trong thôn thành lập ban trị sự để thực hiện các công việc quản lý tự trị trong thôn, đồng thời thành lập hợp tác xã lúa chất lượng cao, Công ty TNHH khai thác du lịch văn hóa thủy canh lúa, cá.

Ngày 19 tháng 10, người dân thôn Mang Kiến đang thu hoạch lúa. (Mạng Tân Hoa Đinh Ngưng chụp)

Ngày nay, thôn Mang Kiến đã tổ chức thành công lễ hội tinh thần Mang Kiến cốc liên tiếp 10 năm, cho du khách trải nghiệm những thú vị của nghề nông như cấy lúa, bắt cá trên đồng,… đồng thời được xếp vào một trong những vùng đất chụp ảnh sáng tạo hàng đầu theo “hình tượng Trung Quốc”, cung cấp cho những du khách yêu thích chụp ảnh những phong cảnh phong phú, nguồn tài liệu sáng tạo văn học dân gian. Trong thôn có tổng cộng 5 nhà thuộc khu nghỉ dưỡng, 21 nhà trọ tư nhân. Vào mùa thu hoạch, nhà trọ tư nhân đều hết phòng. Vào dịp Quốc khánh năm nay, thôn Mang Kiến mỗi ngày tiếp đón lượng du khách nhiều nhất lên đến 1120 người.
Theo tìm hiểu, trước đây du khách đến thôn Mang Kiến nhìn cảnh đẹp xong rồi đi, nhưng hiện nay đến có thể ăn, có thể ở, lại còn được trải nghiệm theo phong cách riêng, từ đó thời gian du khách ở lại thôn Mang Kiến cũng lâu hơn.

Ngày 19 tháng 10, quang cảnh tuyệt đẹp ở ruộng lúa thôn Mang Kiến. (Lưu Đông, mạng Tân Hoa chụp)

Ông Phó Mại Thành kinh doanh khu vườn Thái Hương, đường Thụ Đường, thôn Mang Kiến, lấy trúc làm trụ, lấy gỗ làm tường, nước chảy xung quanh, khu nghỉ dưỡng mang phong cách của người Thái này khai trương hơn một năm đã thu hồi vốn đầu tư. ÔngPhó Mại Thành cho biết: “Tôi mở khu dưỡng này không phải đơn thuần chỉ để bán cơm, mà vì muốn phát triển ngành du lịch nông thôn.” Đối với Phó Mại Thành mà nói, ngành trồng trọt, chăn nuôi trong thôn đều có thể phát triển du lịch nông thôn, sự kết hợp giữa ngành 1 và 3 là con đường lâu dài để phát triển du lịch nông thôn. Ông Phó Mại Thành cho rằng, nên để du khách trải nghiệm niềm vui khi làm nông, để du khách nếm thử những loại gạo và trái cây thượng hạng, trải nghiệm niềm vui khi thu hoạch, cảm nhận được phong cảnh tuyệt vời cùng người dân mới có thể giữ được chân du khách.

Ngày 19 tháng 10, toàn cảnh thôn Mang Kiến được chụp từ trên cao. (Lưu Đông, mạng Tân Hoa chụp)

Tiếp tới đây, ông Nam Lão Tam còn chuẩn bị phát động người dân thay đổi kiến trúc trong thôn thành những kiến trúc mang nét đặc sắc riêng của người Thái, để thực hiện điều này, ông đã bắt tay vào việc thay đổi kiến trúc chính ngôi nhà của mình. Mong muốn tốt đẹp “Dù bận rộn đến đâu cũng phải gặp nhau” đang từng bước từng bước thực hiện.