Lý Ban - người Việt Nam từng tham gia cách mạng Trung Quốc 12 năm

2021-08-06 14:41:40 |NGUỒN TIN:CRI

Trong chương trình hôm qua, chúng tôi đã giới thiệu với quý vị và các bạn về Hồng Thủy - vị tướng quân nước ngoài duy nhất trong số các tướng lĩnh nước Trung Hoa mới từng tham gia cuộc Trường Chinh Hồng Quân. Ngoài Tướng quân Hồng Thủy ra, còn có một đồng chí Việt Nam từng tham gia cách mạng Trung Quốc khoảng 12 năm tại Khu căn cứ Xô-viết Trung ương và tỉnh Quảng Đông, đó là Lý Ban, Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Việt Nam được gọi là “Hồng Thủy thứ hai”. Trong chương trình hôm nay, chúng ta cùng nghe câu chuyện của đồng chí Lý Ban.

Lý Ban tên thật là Bùi Công Quan, sinh ngày 10 háng 6 năm 1912 trong một gia đình khá giả tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Thời học trung học, chàng thanh niên Lý Ban đã tham gia hoạt động chống thực dân Pháp. Thầy giáo môn Ngữ văn của ông là Phạm Văn Đồng, về sau đảm nhiệm Thủ tướng nước Cộng hoà Dân chủ Việt Nam, cũng là một trong những người dẫn dắt Lý Ban tham gia cách mạng.

Tháng 2 năm 1930, Lý Ban tham gia “Đảng Cộng sản Đông Dương”, về sau đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm đó, tổ chức Đảng ở Sài Gòn bị phá hoại nghiêm trọng, hàng loạt đảng viên bị bắt, Lý Ban cũng mất liên lạc với tổ chức. Một ngày mùa đông năm 1932, Lý Ban bí mật lên Sài Gòn, tìm đến một Hoa kiều là Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc từng tham gia cách mạng Trung Quốc mà ông quen biết, dưới sự hỗ trợ của người này, đầu năm 1933 Lý Ban đã đáp thuyền đến Sán Đầu qua Hồng Công.

Sau khi đến Sán Đầu, để kiếm sống, Lý Ban đã làm nhân viên tạp vụ tại một trạm y tế. Không lâu sau, Lý Ban đã làm quen với Vương Kiến Lương đang khám chữa bệnh tại trạm y tế, Vương Kiến Lương từng giúp đỡ Hồng Tứ Quân của Chu Đức và Lâm Biêu mua nhu yếu phẩm của quân đội. Sau khi hai người trở thành bạn thân, Lý Ban đề nghị Vương Kiến Lương giúp đỡ ông đến Khu Căn cứ Xô-viết Trung ương tham gia cách mạng. Qua sự đồng ý của cấp trên, sau Tết năm 1934, đội du kích ngầm hộ tống Lý Ban và Vương Kiến Lương đến Thủ đô Khu Căn cứ Xô-viết Trung ương Thụy Kim.

Sau khi đến Thụy Kim, Lý Ban và Vương Kiến Lương học tập tại Trường Chủ nghĩa Cộng sản Mác, tiền thân của Trường Đảng Trung ương. Lý Ban từ bé đã thông thạo tiếng Pháp dưới sự thống trị thực dân Pháp, còn kiêm làm giáo viên tiếng Pháp của trường. Sau đó qua giới thiệu của những người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc như Trần Đàm Thu, Hà Thúc Hoành, Lý Ban đã gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tháng Giêng năm 1934, Lý Ban vinh dự tham gia Đại hội đại biểu Xô-viết toàn quốc lần thứ II, đồng thời đã làm quen với đồng chí Hồng Thủy từ 16 tuổi đã từ Việt Nam đến Quảng Đông đi theo Hồ Chí Minh cùng tham gia cách mạng Trung Quốc. Tháng 10 năm 1934, Hồng Quân Trung ương bắt đầu cuộc Trường Chinh, Hồng Thủy được phê chuẩn cùng tham gia Trường Chinh với đoàn cán bộ. Trong khi đó, Lý Ban bị mắc bệnh sốt rét, lại bị cấp trên coi là cán bộ địa phương ở miền Nam, do vậy, chưa được điền tên vào danh sách tham gia cuộc Trường Chinh.

Lúc này, khu vực Triều Châu và Sán Đầu ở tỉnh Quảng Đông như các nơi trên cả nước Trung Quốc bắt đầu dấy lên cao trào kháng chiến chống Nhật cứu nước. Mùa đông năm 1936, Lý Ban được bổ nhiệm làm Bí thư Ủy ban công tác Hàn Giang Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau đó, Lý Ban đổi tên thành Lý Bích Sơn. Năm 1937, Lý Ban vài lần đến thăm khu vực Tùng Khẩu, huyện Mai – nơi đã triển khai phong trào kháng chiến chống Nhật cứu nước khá tốt, để nối lại tổ chức của Đảng. Trong thời gian này, Lý Ban đã phát triển một loạt thanh niên ưu tú tham gia hoạt động cách mạng, rất nhiều thanh niên đã gia nhập Đảng.

Sau khi cuộc kháng chiến chống Nhật bùng nổ toàn diện, Lý Ban và các đồng chí hoạt động bí mật lại dấn thân vào cuộc kháng chiến chống Nhật diễn ra sôi nổi.

Tháng 2 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Lý Ban, đã thành lập Tung đội Hàn Giang đội du kích chống nhật Mai Châu do Lý Ban đảm nhiệm phụ trách.

Ngày 15/8/1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Ngày 15/9, hơn 4000 lính Nhật xâm lược Sán Đầu đã nộp súng đầu hàng. Cho đến nay, cuộc kháng chiến chống Nhật của khu vực Triều Châu - Sán Đầu đã kết thúc thắng lợi. tung đội Hàn Giang đã trở thành lực lượng chính kiên trì chiến đấu chống Nhật của khu vực Triều Châu - Sán Đầu, đóng góp quan trọng cho cuộc chiến thắng lợi.

Sau khi phát xít Nhật đầu hàng vào ngày 19/8/1945, Việt Minh do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã phát động cuộc “Cách mạng Tháng 8”. Lý Ban đã rời tổ quốc 12 năm hết sức phấn khích, liền xin với tổ chức mong muốn trở về Việt Nam tham gia cách mạng. Tháng 7 năm 1946, xét theo đơn xin của Lý Ban, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phê chuẩn đồng chí Lý Ban trở về Việt Nam.

Lý Ban từng đảm nhiệm Cục Phó Cục Chính trị Quân đội quốc gia Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam, Thứ trưởng thứ nhất kiêm Bí thư Đảng của Bộ Ngoại thương Việt Nam, năm 1960, đồng chí còn được bổ nhiệm làm Ủy viên đề cử Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí từng hơn 10 lần đến thăm Trung Quốc, có đóng góp quan trọng cho Việt Nam trong việc tranh thủ sự viện trợ quân sự và kinh tế từ Trung Quốc.
Ngày 30/9/1981, đồng chí Lý Ban đã đóng góp xuất sắc cho tình hữu nghị Trung-Việt và cuộc giải phóng tổ quốc Việt Nam đã qua đời vì bị ốm nặng, thọ 69 tuổi.