Tonny - Chuyên gia nếm thử và phục vụ rượu vang người Ma-lai-xi-a: Tôi có cuộc

2021-09-28 16:26:15 |NGUỒN TIN:CRI

Tong KuiBoon là chuyên gia thử nếm và phục vụ rượu vang đến từ Ma-lai-xi-a, bạn bè đều gọi anh là Tonny. Vì tình yêu, 8 năm trước, anh đến Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc sinh sống, nay đã có “cuộc sống như rượu ngon” mà mình mong muốn.

Trong một tòa nhà thương mại sát hồ Nam Hồ ở thành phố Nam Ninh, Quảng Tây có một nhà hàng cơm Tây. Đây là nhà hàng mang phong cách nước Anh do Tonny và bạn bè cùng đầu tư kinh doanh, với nhạc nhẹ, rượu vang, các món ăn Tây…bầu không khí nhà hàng hết sức thoải mái và ấm cúng, Trước khi đặt chân đến Nam Ninh, Tonny từng nhiều năm làm việc trong ngành công nghệ-thông tin. Năm 2013, vì yêu thích, anh đến Nam Ninh, tìm kiếm ngành nghề phù hợp với mình. Sau một thời gian phân vân và tìm tòi, cuối năm 2014, Tonny tình cờ tiếp xúc với ngành rượu vang và cảm thấy nghề này phù hợp với mình. Sau vài năm kinh doanh và phát triển, anh đã có chút thành công trong nghề này.

“Năm 2015 tôi còn là tấm chiếu mới về rượu vang . Năm 2016, tôi có mặt trong top 10 giám khảo về rượu vang tại Trung Quốc. Năm 2017, tôi đã là thành viên ban giám khảo rượu vang và rượu mạnh châu Á – Thái Bình Dương. Năm 2018, tôi là thành viên ban giám khảo rượu vang quốc tế Brúc-xen. Sự nghiệp của tôi đã phát triển bài bản như vậy. Đến năm 2019, tôi lại trở thành người ủ rượu. Tôi có duyên gặp mặt thày tôi vào năm 2016, chúng tôi cùng học tập, trao đổi về kỹ thuật ủ rượu. Chúng tôi biết cách phân biệt rượu vang ngon nhưng lại không biết làm thế nào để ủ được rượu ngon. Vì vậy, chúng tôi thường xuyên trao đổi kỹ thuật với các nhà sản xuất rượu vang”.

Tonny cho biết, trong 8 năm sống tại Nam Ninh, Quảng Tây, anh đã chứng kiến sự phát triển và đổi thay của thành phố miền Nam Trung Quốc này. Trong đó, điều khiến mọi người ấn tượng nhất là sự phát triển và thay đổi cơ sở hạ tầng và hạ tầng giao thông của thành phố:

“Trung Quốc mỗi năm một khác, nói chính xác hơn là ba tháng đã thấy sự thay đổi. Ở nước chúng tôi, xây một cây cầu vượt cần phải mất 3 năm hoặc có khi hơn, , trong khi ở Trung Quốc, ba, bốn tháng là xong. Oa, đó chính là tốc độ Trung Quốc”.

Do nhu cầu công việc, những năm qua, Tonny thường xuyên đi lại giữa Nam Ninh và Quảng Châu, do có đường sắt cao tốc, hiệu suất đi lại được nâng cao rất nhiều, anh cũng cảm nhận được sự thuận tiện và hiệu quả cao đến kinh ngạc của hệ thống đường sắt cao tốc Trung Quốc.

Tonny và vợ quen nhau tại Ma-lai-xi-a, sau đó đến Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc định cư, bắt đầu cuộc sống mới tại đây. 8 năm sau, Tonny đã dần hội nhập vào cuộc sống ở Nam Ninh.

Hiện Tonny và vợ có một con trai và một con gái, sống chung với bố mẹ vợ, kinh doanh nhà hàng cơm Tây, bán rượu vang, đồng thời cũng là người nếm thử và phục vụ rượu vang, có cuộc sống gia đình bình dị nhưng hạnh phúc.

“Tôi thấy Nam Ninh là thành phố rất hay, thành phố này hết sức bao dung, chấp thuận những thứ ngoại lai và ngày càng quốc tế hóa”.