Khoảng 1 tháng trước, trong bài phát biểu tại Diễn đàn nghiên cứu về Trung Quốc thế giới lần thứ 9, cựu Tổng thống Xéc-bi-a Bô-rít Ta-đích cho biết, các thách thức đặt ra cho phương Tây trong thế kỷ 21 cho thấy, hiện đại hóa không có nghĩa là phương Tây hóa, trong khi Trung Quốc đã đưa nội hàm mới vào “hiện đại hóa”, cung cấp một hình mẫu cho thế giới tham khảo.
Không xuất khẩu thực dân, chiến tranh, mâu thuẫn – “con đường hiện đại kiểu Trung Quốc” dựa vào gì để giành được thành công? Mang lại cho thế giới những gì?
Xét về lịch sử, các nước Âu – Mỹ đi trước đón đầu trên con đường phát triển hiện đại, lộ trình hiện đại hóa của các nước này từng được các nhà lý luận phương Tây tôn vinh là mô hình hiện đại duy nhất. Tuy nhiên, quá trình hiện đại hóa của các nước Âu – Mỹ hầu hết đi kèm với thực dân và xâm lược. Hơn nữa sau khi thực hiện hiện đại hóa, các tệ nạn xã hội như khoảng cách giàu nghèo, phân hóa xã hội xuất hiện ở mức độ khác nhau.
Học giả nổi tiếng Anh Martin Jacques nêu rõ, “sự trỗi dậy của Trung Quốc đã cung cấp cho các nước đang phát triển con đường và nguồn cảm hứng phát triển mới . Con đường này "mới" ở đâu? Mới ở chỗ là do Đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn dắt nhân dân trải qua 100 năm phấn đấu tự chủ tìm tòi, “mang đặc sắc Trung Quốc, phù hợp với thực tế ở Trung Quốc”.
Có thể thấy, “con đường hiện đại hóa kiểu Trung Quốc” không chỉ học hỏi một số kinh nghiệm hữu ích từ con đường hiện đại hóa của phương Đông và phương Tây mà còn khắc phục được các khuyết điểm của mô hình hiện đại phương Tây được Đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn dắt nhân dân xuất phát từ tình hình trong nước tự tìm ra.
Sự thành công của “con đường hiện đại kiểu Trung Quốc” cũng nhắc nhở các nước phương Tây quan tâm đến việc xuất khẩu chế độ, gây ra “cách mạng màu” ở khắp nơi: Hiện đại hóa không phải bằng sáng chế của một vài quốc gia, không thể áp đặt mô hình phát triển của bản thân cho người khác, càng không thể lấy danh nghĩa hiện đại để cướp bóc, tước đoạt quyền lợi phát triển chính đáng của nước khác.