Vu Gia Vĩ: Người bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên

2021-06-29 11:05:34 |NGUỒN TIN:CRI

Anh Vu Gia Vĩ đến từ Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, miền tây nam Trung Quốc. Theo hứng thú của mình, anh trở thành một kỹ sư lâm nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học, làm công tác bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và động thực vật hoang dã. Thành Đô là thành phố tỉnh lỵ lớn nhất miền tây nam Trung Quốc, có gần 17 triệu dân, diện tích 14.000 ki-lô-mét vuông.

Vợ của anh Vu Gia Vĩ là người dẫn chương trình thời sự ở cơ quan truyền thông địa phương. Buổi sáng ngày làm việc, họ thường ăn sáng ở nhà trước khi đi làm.

Nhà của họ ở nội thành, có phòng ăn, phòng khách và hai phòng ngủ, là căn hộ trong tòa nhà cao tầng điển hình ở thành phố Trung Quốc. Từ cửa sổ ban công nhìn ra ngoài, ngoài không gian thành phố xây dựng bằng thép và xi măng ra, là công viên rợp bóng cây xanh. Rau mầm đậu Hà Lan trồng ở ban công đã thu hút chim bông lau ở quanh đó.

Quét mã vạch bằng phần mềm, thanh toán bằng đồng tiền điện tử, đi xe đạp chia sẻ thay lái ô-tô, tháng này, anh Vu Gia Vĩ đã đi xe đạp 102 ki-lô-mét, phần mềm cho thấy anh đã giúp giảm phát thải 12 ki-gô-gam các-bon.

Trung tâm phát triển khu chung cư do anh Vu Gia Vĩ thành lập được sự tài trợ của chính quyền và doanh nghiệp, dốc sức thực hiện sự chung sống hài hòa giữa con người và môi trường. Ở trung tâm này có 5 nhân viên làm việc và 20 tình nguyện viên.

Triển khai điều tra tính đa dạng sinh học và hoạt động tình nguyện viên bảo vệ môi trường, xây dựng phương án bảo vệ có tính đối tượng, là trọng điểm trong công tác thường ngày của những người trẻ này.

Máy tính, sổ sách, máy ảnh, kính viễn vọng, đồ dùng vào công tác thăm dò tại hiện trường.

Hơn hai tháng trước, họ đã lắp máy ảnh hồng ngoại tại vùng đất ngập nước Vân Kiều, hôm nay họ đến xem máy ảnh đã chụp được những gì.

Năm 2008, anh Vu Gia Vĩ và các bạn đồng nghiệp phát hiện vùng đất ngập nước này ở phía tây bắc thành phố Thành Đô. Được sự ủy thác của chính quyền địa phương, họ triển khai công tác phục hồi hệ sinh thái và cải thiện môi trường sống ở đây.

Đến nay, họ đã tham gia công tác ở 115 khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước, núi rừng và bãi cỏ ở đó duy trì sự tuần hoàn sinh thái tốt đẹp. Dưới những nỗ lực của càng nhiều người bảo vệ sinh thái, đến năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng ở Trung Quốc đạt 22,96%, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới thực hiện con số này tăng trưởng dương.

Chụp ảnh, quay phim và ghi lại động thực vật hoang dã là một công tác chính khác của anh Vu Gia Vĩ. Anh đặt ống kính ngắm vào vùng đồi núi. Khu vực địa lý này không những là nơi sinh sống của những động vật hoang dã quý hiếm như gấu trúc, voọc mũi hếch vàng Tứ Xuyên, v.v., mà còn là nơi cư trú từ thế hệ này đến thế hệ khác của nhiều dân tộc thiểu số miền tây nam Trung Quốc.

Vượt qua núi tuyết cao 5.000 mét so với mực nước biển, ở trong lều bạt trong một tuần liền, trung bình mỗi ngày phải đi 30.000 bước. Đây là tình trạng bình thường của người làm công tác điều tra nghiên cứu ở dã ngoại. Chỉ cần nghe tiếng, anh Vu Gia Vĩ có thể phân biệt rõ hàng trăm loại chim rừng.

Mười mấy năm qua, anh Vu Gia Vĩ đã chụp hơn 150.000 bức ảnh, ghi tiếng và quay phim với thời lượng hàng nghìn phút của hơn 3.000 loại động thực vật.

Thu thập âm thanh và hình ảnh của thiên nhiên, để càng nhiều người tiếp cận cái đẹp của thiên nhiên, gia nhập hàng ngũ bảo vệ hệ sinh thái.

Một lượng lớn ảnh và video cũng trở thành hồ sơ quý báu về hệ sinh thái tự nhiên.

Năm 2012, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc trao tặng “Giải thưởng Xích đạo” cho anh Vu Gia Vĩ, đây là sự khẳng định to lớn của cộng đồng quốc tế đối với công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của Trung Quốc.

Chúng ta cùng ở chung trên một Trái đất, nên bảo vệ tài nguyên hệ sinh thái tự nhiên có hạn, duy trì tính đa dạng sinh học. Càng nhiều thanh niên Trung Quốc cùng đi trên con đường bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên này.