#KểchuyệnTậpCậnBình Vấn đề thời đại trong mắt Chủ tịch Tập Cận Bìn

2021-01-27 10:33:25 |NGUỒN TIN:CRI

Diễn đàn Kinh tế thế giới là “định hướng phát triển của kinh tế toàn cầu”. Dịch COVID-19 đang hoành hành trên toàn cầu, nhân loại một lần nữa đứng trước ngã tư đường và không biết nên lựa chọn hướng đi nào. Tối 25/1, tại Bắc Kinh, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự và có bài phát biểu đặc biệt tại Hội nghị đối thoại “Chương trình nghị sự Đa-vốt” của Diễn đàn Kinh tế thế giới qua hình thức trực tuyến, phân tích vấn đề thời đại ngày nay, đề xuất phương án Trung Quốc, vực dậy niềm tin cho kinh tế thế giới.

Trong một năm qua, dịch COVID-19 ập đến hoành hành trên toàn cầu, y tế công cộng toàn cầu bị đe dọa nghiêm trọng, kinh tế thế giới rơi vào giai đoạn suy thoái trầm trọng, nhân loại đã trải qua nhiều khủng hoảng hiếm có. Thời đại ngày nay đang phải đối mặt với 4 vấn đề: Cùng thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững, cân bằng, bao trùm; Cùng đi con đường chung sống hòa bình, cùng có lợi cùng thắng; Cùng thúc đẩy các nước phát triển phồn thịnh; Cùng xây dựng tương lai tốt đẹp của nhân loại.

Chúng ta chú ý thấy Chủ tịch Tập Cận Bình đã sử dụng từ “cùng”. Đúng như Chủ tịch phát biểu: “Tất cả vấn đề mang tính toàn cầu mà nhân loại đang đối mặt, bất cứ quốc gia nào đều không thể giải quyết chỉ dựa vào bản thân mình, mà cần phải triển khai hành động toàn cầu, ứng phó toàn cầu, hợp tác toàn cầu”.

Đối mặt với vấn đề thời đại ngày nay, thế giới phải giải quyết như thế nào? Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ rõ, “lối thoát giải quyết vấn đề là bảo vệ và thi hành chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại”. Phải kiên trì mở cửa bao trùm, không đóng cửa và bài ngoại; phải kiên trì dựa vào luật pháp quốc tế, không tự đề cao mình; phải kiên trì trao đổi hợp tác, không gây xung đột và đối đầu; phải kiên trì tiến cùng thời đại, không tự mãn. Đây là phương án của Trung Quốc.

Đối mặt với vấn đề thời đại ngày nay, Trung Quốc sẽ giải quyết như thế nào? Câu trả lời là Trung Quốc sẽ tiếp tục tích cực tham gia hợp tác quốc tế trong việc phòng chống dịch COVID-19. Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, việc phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ cấp bách nhất mà cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt. Tính đến thời điểm này, Trung Quốc đã viện trợ cho hơn 150 quốc gia và 13 tổ chức quốc tế trong việc phòng chống dịch COVID-19, cử 36 nhóm chuyên gia y tế đến các nước có nhu cầu. Trung Quốc sẽ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ các nước theo năng lực của mình, thực hiện các nước đang phát triển có thể tiếp xúc và gánh chịu ngân sách sử dụng vắc-xin, hỗ trợ thế giới sớm chiến thắng triệt để dịch COVID-19.

Trung Quốc sẽ tiếp tục thực thi chiến lược mở cửa cùng có lợi cùng thắng. Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc trước sau như một ủng hộ toàn cầu hóa kinh tế, sẽ tiếp tục thúc đẩy tự do hóa, tiện lợi hóa thương mại và đầu tư, tạo càng nhiều cơ hội thúc đẩy hợp tác giữa các nước, tiếp thêm càng nhiều động lực cho việc phục hồi và tăng trưởng kinh tế thế giới.

Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy phát triển bền vững. Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, tôi đã tuyên bố, Trung Quốc phấn đấu khiến lượng phát thải các-bon đi-ô-xít đạt đỉnh cao vào năm 2030, thực hiện trung hòa các-bon vào trước năm 2060. Chúng tôi cho rằng, miễn là việc mang lại lợi ích cho toàn nhân loại, Trung Quốc nên và dứt khoát làm, và sẽ làm tốt. Trung Quốc đang ấn định phương án hành động và bắt đầu áp dụng biện pháp cụ thể, đảm bảo thực hiện mục tiêu đặt ra.

Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ. Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ rõ, Trung Quốc sẽ tăng thêm đầu tư vào khoa học công nghệ, nắm vững việc xây dựng hệ thống sáng tạo đổi mới, đẩy nhanh chuyển đổi thành quả khoa học công nghệ thành sức sản xuất thực tế, tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thúc đẩy giao lưu hợp tác khoa học công nghệ quốc tế với tư duy và biện pháp cởi mở hơn.

Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy thiết lập quan hệ quốc tế kiểu mới. Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc sẽ tiếp tục góp phần vào việc hỗ trợ các nước đang phát triển xóa nghèo, giảm sức ép nợ, thực hiện tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế phát triển theo hướng ngày càng mở cửa, bao trùm, ưu đãi phổ quát, cân bằng, cùng thắng.