#KểchuyệnTậpCậnBình: Câu chuyện khá giả của Tổng Bí thư Tập Cận Bi

2021-07-22 15:20:20 |NGUỒN TIN:CRI

Sáng tạo, là linh hồn tiến bộ của một dân tộc, là nguồn suối bất tận phát triển phồn vinh của một quốc gia.

Khá giả toàn diện dựa vào gì? Cần phải dựa vào sáng tạo.

Tổng Bí thư Tập Cận Bình nói: “Nếu đi con đường cũ kinh doanh đại trà, nguồn năng lượng không thể đáp ứng nổi. Cần phải đi một con đường mới, thúc đẩy bằng sáng tạo”.

Hơn 20 loại vắc-xin ngừa Covid-19 bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, tốc độ và số lượng nghiên cứu phát triển vắc-xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc luôn đứng vào thê đội số 1 thế giới; năng lực sản xuất vắc-xin có thể tăng tốc giải tỏa, số lượng tiêm vắc-xin có lên tới hơn 20 triệu liều trở lên ... đây là tốc độ Trung Quốc khiến cả thế giới ghi nhận.

Kim đồng hồ trở về một năm trước. Ngày 2/3/2020, Bắc Kinh.

Tổng Bí thư Tập Cận Bình khảo sát tiến triển nghiên cứu sản xuất vắc-xin và kháng thể. Tổng Bí thư nêu rõ, cần phải đẩy nhanh thúc đẩy nghiên cứu phát triển vắc-xin theo đường lối công nghệ hiện có, đồng thời theo dõi chặt chẽ tiến triển nghiên cứu phát triển của nước ngoài, tăng cường hợp tác, tranh thủ sớm thúc đẩy thử nghiệm lâm sàng và niêm yết sử dụng vắc-xin.

“Hướng tới sức khỏe và tính mạng của nhân dân”, kể từ khi bùng phát dịch Covid-19 đến nay, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đề xuất yêu cầu mới đối với sáng tạo công nghệ.

Tăng tốc, tăng tốc nữa. Ê-kíp đột phá công nghệ phòng chống và kiểm soát dịch Covid-19 tập hợp sức mạnh ưu thế của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khoa học không chút ngưng nghỉ.

Vừa đón xong Giao thừa năm 2020, nhân viên nghiên cứu của công ty Sinovac Bắc Kinh đã xuất phát, ê-kíp nghiên cứu vắc-xin đầu tiên đã tiến vào phòng thử nghiệm P3 của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Chiết Giang.

Đối với nhiệm vụ nặng nề và cấp bách này, hệ thống ban ngành chính phủ nhanh chóng hành động, dành hỗ trợ to lớn. Nguồn vốn dự án nghiên cứu khoa học đợt đầu đã đến nơi, một nhà máy sản xuất rộng hơn 5000 mét vuông được nhanh chóng phê chuẩn. Các nhà nghiên cứu chăm chú nghiên cứu, chạy đua với thời gian...

Hiện nay, vắc-xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc đã được phép sử dụng tại hơn 100 nước và khu vực trên thế giới.

Việc nghiên cứu phát triển vắc-xin chỉ là một hình ảnh thu nhỏ trên con đường sáng tạo công nghệ của Trung Quốc.

Trong thời gian thực hiện Quy hoạch “5 năm lần thứ 13”, chỉ số sáng tạo của Trung Quốc từ vị trí 29 leo lên tới 14, sáng tạo công nghệ đang thấm nhuần sâu sắc vào cuộc sống bình thường của muôn vàn gia đình người Trung Quốc, trong đó có hiện đại hóa nông nghiệp.

Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng kể câu chuyện “đòn gánh vàng”

Hồi đó, bà con nói đến cuộc sống như thế nào là sướng nhất. Ngoài “muốn ăn cơm trắng, mì trắng thì ăn thoải mái, còn có thể ăn thịt thường xuyên” ra còn có cảnh giới gì cao hơn không? Câu trả lời của họ là tương lai lên núi làm ăn thì gánh đòn gánh vàng vậy.

“Đòn gánh vàng” này, tôi hiểu là hiện đại hóa nông nghiệp. Tổng Bí thư Tập Cận Bình nói một cách xúc động.

Thôn Hạ Khương ở huyện Thuần An, tỉnh Chiết Giang. Bị bao bọc trong dãy núi, bình quân đầu người không đủ một mẫu đất canh tác.

Thiếu nguồn vốn, thiếu nhân tài, dân làng không có lòng tin đối với trồng ruộng làm nông: “đất này có thể mọc ‘bánh vàng’ ?”

Năm 2003, đồng chí Tập Cận Bình giữ chức Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Chiết Giang đến thăm thôn, hỏi thăm tường tận, cùng thương lượng đối sách: “Tỉnh ủy nghiên cứu, tranh thủ cử một đặc phái viên kỹ thuật đến thôn”.

Công trình sư cấp cao của Trung tâm nghiên cứu Trung dược tỉnh Chiết Giang Du Húc Bình đến thôn, ở trong thôn một tháng, đi thăm khắp mương đồi cống rãnh, ngón tay chỉ vào đó: thổ nhưỡng này thích hợp trồng dược liệu chi tử, tức hạt dành dành.

Cống rãnh mọc đầy cỏ dại, cây bụi được trồng lên hơn 3 ha chi tử. Hai năm sau, mỗi hộ nông dân thôn Hạ Khương được tăng hơn 4000 nhân dân tệ thu nhập từ trồng dược liệu.

Làm cho nông dân xem, dẫn dắt nông dân làm, giúp nông dân tăng thu nhập...Kể từ Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay, khoảng 290 nghìn đặc phái viên kỹ thuật đến tuyến đầu cuộc chiến công kiên thoát nghèo, thực hiện che phủ 100% phục vụ công nghệ và thúc đẩy khởi nghiệp cho gần 100 nghìn thôn nghèo đăng ký hồ sơ.

Ngày nay, hiện đại hóa nông nghiệp của Trung Quốc đang chắp đôi cánh của công nghệ.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và nông thôn, hiện nay tỷ lệ đóng góp tiến bộ công nghệ nông nghiệp Trung Quốc vượt 60%, trình độ cơ giới hóa canh tác, trồng trọt, thu hoạch cây kinh tế vượt 70%, sản lượng lương thực có hạt toàn quốc đạt 5730 tấn/ha, gấp hơn 6 lần so với thời kỳ đầu thành lập nước Trung Hoa mới.