Trung Quốc và thế giới thúc đẩy lẫn nhau trên nền tảng của Liên Hợp Quốc

2021-10-27 10:04:34 |NGUỒN TIN:CRI

Ngày 25/10/1971, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 26 thông qua nghị quyết số 2758 với đa số phiếu thuận, quyết định khôi phục toàn bộ quyền đại diện hợp pháp của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc. Việc đại diện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tham gia Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, thực thi quyền hạn của thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, đã thể hiện và tăng cường tính phổ biến, tính đại diện và thẩm quyền của Liên Hợp Quốc.

Vào những năm 70 của thế kỷ trước, thế giới rất tò mò về nước Trung Hoa mới. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khôi phục quyền đại diện (ghế) hợp pháp tại Liên Hợp Quốc, khiến Liên Hợp Quốc trở thành một cánh cửa để thế giới hiểu biết về nước Trung Hoa mới, ngày càng nhiều quốc gia, kể cả các nước phát triển phương Tây, đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.

Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, Liên Hợp Quốc đặt cơ quan đại diện tại Trung Quốc, đưa nguồn vốn, công nghệ, nguồn nhân lực và dự án từ nhiều quốc gia, đặc biệt là từ các nước phát triển vào Trung Quốc, hỗ trợ công cuộc cải cách mở cửa và hiện đại hóa của Trung Quốc. Trở lại Liên Hợp Quốc đã tạo điều kiện và môi trường bên ngoài thuận lợi cho việc mở cửa với bên ngoài sau này của Trung Quốc. Trung Quốc và thế giới cùng thúc đẩy lẫn nhau trên nền tảng của Liên hợp quốc.

Kể từ những năm 90 thế kỷ trước đến nay, khi kinh tế phát triển, Trung Quốc không quên hỗ trợ các nước đang phát triển, tích cực thúc đẩy “Hợp tác Nam - Nam”, hỗ trợ phát triển cho hơn 160 nước đang phát triển. Đúng như Điều phối viên của Liên Hợp Quốc thường trú tại Trung Quốc Siddharth Chatterjee đã nói, Liên Hợp Quốc từng viện trợ Trung Quốc trong quá trình phát triển của Trung Quốc, hiện nay Trung Quốc đang dốc sức hỗ trợ các nước đang phát triển khác trong sự nghiệp xóa nghèo, phát triển nông nghiệp v.v., Điều này thể hiện sinh động tinh thần quan tâm và hợp tác mà Liên Hợp Quốc đề xướng, mô tả chân thực về việc thực thi chủ nghĩa đa phương. Trung Quốc và thế giới thúc đẩy lẫn nhau trên nền tảng của Liên Hợp Quốc.

Những thành tựu mà Trung Quốc đạt được trong nửa thế kỷ qua, không thể tách rời với giao lưu, hợp tác và hội nhập với thế giới. Ngày nay, Trung Quốc luôn sẵn sàng cũng như có năng lực đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, phát triển thế giới. Những quan điểm và sáng kiến của Trung Quốc như: cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại, quan hệ quốc tế kiểu mới, cộng đồng cùng chung vận mệnh phát triển toàn cầu, sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, phát triển, kết nối liên thông, cùng bàn, cùng xây dựng, cùng hưởng trên toàn cầu v.v. đã cung cấp sản phẩm công cộng cho sự phát triển của thế giới.

Các cơ quan quốc tế do Trung Quốc thúc đẩy và chủ đạo thành lập như: Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), Ngân hàng Phát triển Mới của BRICS, Quỹ Hoà bình và Phát triển Trung Quốc-Liên Hợp Quốc, Học viện Hợp tác và Phát triển Nam-Nam của Đại học Bắc Kinh, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Dữ liệu lớn về Phát triển bền vững v.v. đã tạo nền tảng và cơ chế cho việc hợp tác quốc tế.

Trong tương lai, Liên Hợp Quốc sẽ vẫn là cầu nối thắt chặt vận mệnh giữa Trung Quốc và thế giới, cũng là kênh chính để Trung Quốc đóng góp vào hòa bình và phát triển của thế giới. Trung Quốc và thế giới sẽ tiếp tục thúc đẩy lẫn nhau, cùng có lợi cùng thắng trên nền tảng của Liên Hợp Quốc.