Trung Quốc mong tiếp thêm năng lượng cho phục hồi kinh tế thế giới thông qua sự phát triển của chính mình

2022-01-20 10:14:40 |NGUỒN TIN:CRI

Ngày 17/1, Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc công bố số liệu cho thấy, năm 2021, GDP Trung Quốc tăng 8,1% so với năm trước, mức tăng bình quân trong hai năm qua đạt 5,1%, tổng lượng kinh tế đạt 114 nghìn 400 tỷ Nhân dân tệ, vượt ngưỡng 110 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài chú ý tới thành tựu bắt mắt của kinh tế Trung Quốc. Khi dự Hội nghị trực tuyến Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2022 diễn ra cùng ngày, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại quan tâm nhiều hơn vào việc Trung Quốc làm thế nào thúc đẩy kinh tế thế giới phục hồi ổn định thông qua phát triển kinh tế nước mình.

Hai năm qua, Trung Quốc nỗ lực chung tay hợp tác với toàn cầu trong việc tập trung nguồn lực để chiến thắng dịch COVID-19, nhờ kiểm soát đại dịch một cách ổn định, Trung Quốc trở thành cơ sở hậu cần đáng tin cậy nhất trên toàn cầu trong việc ứng phó tác động của đại dịch và không ngừng cung cấp vật tư sản xuất, sinh hoạt và phòng chống dịch cho các nước. Tính đến cuối năm ngoái, Trung Quốc tổng cộng cung cấp khoảng 372 tỷ chiếc khẩu trang, hơn 4 tỷ 200 triệu bộ quần áo bảo hộ, 8 tỷ 400 triệu bộ kit xét nghiệm axit Nucleic cho cộng đồng quốc tế, cung cấp hơn 2 tỷ liều vắc-xin ngừa COVID-19 cho hơn 120 nước và tổ chức quốc tế.

Hai năm qua, Trung Quốc thực hiện thoát nghèo cho tất cả người nghèo ở nông thôn theo tiêu chuẩn hiện hành, tiêm thêm "mũi tăng cường” cho sự nghiệp thoát nghèo thế giới, mang lại sức sống mới cho sự nghiệp phát triển toàn cầu. Trong khi đó, Trung Quốc cũng truyền năng lượng cho thế giới về nhu cầu của mình thông qua các nền tảng hội chợ triển lãm như Hội chợ Triển lãm Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc, Hội chợ Triển lãm Hàng tiêu dùng quốc tế Trung Quốc v.v., mang lại càng nhiều cơ hội thị trường, cơ hội phát triển cho các nước, giúp các nước khác đẩy nhanh phục hồi kinh tế. Năm 2021, tỷ lệ đóng góp của Trung Quốc cho tăng trưởng kinh tế thế giới dự kiến sẽ đạt khoảng 25%, một lần nữa trở thành lực lượng quan trọng cho phục hồi kinh tế thế giới.

Hai năm qua, Trung Quốc không lợi dụng dịch bệnh để xuất khẩu lạm phát ra toàn cầu. Để kích thích kinh tế trong nước, trong thời gian một năm rưỡi từ tháng 3/2020 đến tháng 8/2021, Mỹ đã in tiền khổng lồ bằng một nửa số USD của hơn 200 năm qua, tạo ra sự “thịnh vượng giả tạo”, dẫn đến lạm phát toàn cầu tăng mạnh, giá thị trường quốc tế leo thang, chuyển mâu thuẫn kinh tế trong nước ra thế giới. Cuối tháng 8/2021, chỉ số giá lương thực của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tăng 33% so với cùng kỳ, giá các mặt hàng có khối lượng lớn cũng tăng nhanh chóng.

Khi đánh giá tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, chuyên gia kinh tế Nhật Bản Kim Kiên Mẫn chỉ rõ, Trung Quốc đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh mà không cần dựa vào mở rộng tài chính quy mô lớn và chính sách nới lỏng tiền tệ, không những thế còn xử lý ổn thỏa 3 mối quan hệ: phòng chống đại dịch, duy trì hoạt động kinh tế xã hội, sử dụng vừa phải chính sách tài chính tiền tệ, xuất khẩu của Trung Quốc phát huy hiệu quả tốt đẹp trong việc ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu, kiềm chế lạm phát toàn cầu.

Người Trung Quốc luôn tôn trọng triết lý “Đạt tắc kiêm tế thiên hạ” (lúc hiển đạt thì cứu giúp khắp thiên hạ) của Mạnh Tử, nhà tư tưởng thời cổ Trung Quốc. Đúng như Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói, Trung Quốc và các nước không phải đi trên hơn 190 con thuyền nhỏ, mà là đi trên một chiếc tàu lớn cùng chung vận mệnh. Trung Quốc mong mang lại niềm tin cho phát triển toàn cầu thông qua tính dẻo dai và sức sống của kinh tế Trung Quốc, đóng góp trí tuệ và các giải pháp của Trung Quốc để giải quyết vấn đề cấp bách toàn cầu trước tác động chồng chất của biến đổi lớn trăm năm không gặp và đại dịch thế kỷ thông qua động lực phát triển kinh tế của Trung Quốc.