Châu Âu cần “kim chỉ nam” như thế nào về tự chủ chiến lược trong tình hình mới

2022-03-28 11:24:04 |NGUỒN TIN:CRI

Theo Tân Hoa xã: Trong lúc Tổng thống Mỹ Bai-đơn tới thăm châu Âu, Hội đồng châu Âu thông qua chương trình hành động mang tên “Kim chỉ nam chiến lược” với mong muốn tăng cường “khả năng phòng thủ chung” của Liên minh châu Âu. Cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na khiến các nước châu Âu cảm nhận rõ nét sự xấu đi của môi trường an ninh, cũng ngày càng nêu bật tầm quan trọng của vấn đề tự chủ chiến lược của châu Âu. Làm thế nào để thoát khỏi sự phụ thuộc vào bên ngoài trong vấn đề phòng thủ, từ đó thực hiện tự chủ chiến lược, tránh bị lôi cuốn vào cảnh nguy hiểm, châu Âu gấp rút đòi hỏi một “kim chỉ nam” hiệu quả.

Cao ủy Liên minh châu Âu về vấn đề đối ngoại và an ninh Josef Borell cho biết, “hiện nay mỗi người đều tin tưởng châu Âu đang ở trong cảnh nguy hiểm”. Mối nguy hiểm này chính do Mỹ một tay gây nên. Như mọi người đều biết, Mỹ là kẻ đầu têu gây ra cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na. Chính Mỹ chủ đạo NATO 5 lần mở rộng theo hướng Đông liên tiếp thu hẹp không gian an ninh của Nga, phớt lờ mối quan ngại hợp lý của Nga trên vấn đề an ninh mới cuối cùng dẫn đến cuộc xung đột Nga – U-crai-na. Sau khi cuộc xung đột Nga – U-crai-na bùng nổ, Mỹ lại dẫn đầu các nước phương Tây liên tiếp cung cấp nguồn vốn và vũ khí cho U-crai-na, đồng thời thực thi trừng phạt trên mọi lĩnh vực và không phân biệt đối với Nga, khiến cuộc xung đột không ngừng leo thang. Cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na hiện khiến giá năng lượng và lương thực tăng đột biến, châu Âu đối mặt với thách thức cam go trong vấn đề an ninh liên quan, bên cạnh đó, một số đông người U-crai-na tràn vào châu Âu lánh nạn, châu Âu đang thanh toán cho cuộc xung đột với cái giá nặng nề thực sự.

Châu Âu đòi hỏi tiếp tục tăng cường tự chủ chiến lược. NATO một mực mở rộng theo hướng Đông liệu có lợi cho giữ gìn hòa bình và ổn định của châu Âu hay không? Liệu có lợi cho thực hiện an ninh lâu dài ở châu Âu hay không? Đây là một vấn đề đáng để người châu Âu suy nghĩ nghiêm túc. Châu Âu không phải Mỹ, khó khăn và thách thức sẽ tồn tại lâu dài nếu các nước châu Âu không thể thực hiện chung sống hòa bình với Nga. Để châu Âu và Nga chế ước lẫn nhau mới là cục diện mà Mỹ vui mừng ghi nhận. Giám đốc Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế Pháp Thierry de Montbrial nêu rõ, cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na “khiến châu Âu hiểu rõ tầm quan trọng nắm số phận trong tay mình”.