Năm 2017, Mỹ có hơn 200 phòng thí nghiệm sinh học tại 25 quốc gia trên toàn cầu. Dưới sự hoài nghi rộng khắp của thế giới, cách làm của Mỹ là: mở rộng xây dựng hơn 100 phòng thí nghiệm sinh học trong vòng chưa đầy 5 năm. Hiện nay, Mỹ có 336 phòng thí nghiệm sinh học ở 30 nước trên toàn cầu. Bạn nghĩ như vậy đã đủ chưa? Tất nhiên là chưa. Trong ngân sách năm tài khóa 2023 mới nhất của Mỹ, khoản chi với danh nghĩa cho lĩnh vực an toàn sinh học một lần nữa lên tới 88,2 tỷ USD, thậm chí cao hơn 10 tỷ USD so với khoản chi cho lĩnh vực an ninh vũ khí hạt nhân. Cách làm này vẫn không thay đổi kể từ thời Chính quyền Ô-ba-ma.
Vốn đầu tư quy mô lớn kéo dài trong nhiều năm đã khiến Mỹ có phòng thí nghiệm sinh học nhiều nhất toàn cầu. Mỹ còn có phòng thí nghiệm sinh học cấp cao nhiều nhất thế giới. Trong số 50 phòng thí nghiệm sinh học cấp P4 đã khánh thành hoặc đang trong xây dựng trên toàn cầu, Mỹ có 26 phòng thí nghiệm.
Chương trình phát triển vũ khí sinh học của Mỹ bắt đầu từ “nhu cầu đơn đặt hàng” của châu Âu. Năm 1944, nước Anh cho rằng, Đức có thể sử dụng máy bay ném bom để phát động chiến tranh sinh học chống lại Anh, cho nên, Anh dốc sức phát triển vũ khí sinh học, dự định ném bom 6 thành phố của Đức bằng hơn 40 nghìn quả bom được chế tạo đặc biệt, mỗi quả gồm 106 quả “bom bệnh than” nặng 1,8 kg, còn Mỹ đã gánh vác trọng trách cung cấp “bom sinh học” cho Anh, Phòng thí nghiệm sinh học Fort Detrick nổi tiếng toàn cầu về vũ khí sinh học cũng ra đời sau đó. Kế hoạch tấn công trên cuối cùng bị hủy bởi quá tàn bạo cũng như quân đồng minh đã giành thế chủ động trên chiến trường, nhưng “bom bệnh than” đến từ Mỹ này đã được sản xuất hàng loạt.
Phòng thí nghiệm sinh học Fort Detrick từng tiếng xấu đồn xa sau khi bị phanh phui gây nên hàng loạt sự cố như nhân viên dân sự tử vong do mắc bệnh kỳ lạ, những chủng vi-rút chết người bị mất, rò rỉ vi-rút và hóa chất v.v., phòng thí nghiệm này từng bị truyền thông Mỹ coi là “trung tâm phòng thí nghiệm đen tối nhất” của Chính phủ Mỹ.
Một số quốc gia ở châu Á cũng trở thành bãi thử mà Mỹ triển khai nghiên cứu sinh học. Chất độc da cam mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh với Việt Nam cho đến nay đã để lại những vết thương không thể xóa nhòa cho người dân Việt Nam. Từ tháng 9/1998, quân Mỹ đã xây dựng phòng thí nghiệm nghiên cứu vi khuẩn bệnh than tại căn cứ quân sự ở Hàn Quốc, theo số liệu do Bộ Quốc phòng Hàn Quốc công bố vào cuối năm 2015, trong thời gian từ năm 2009-2015, quân Mỹ từng nhiều lần bí mật vận chuyển những vi khuẩn bệnh than đến Hàn Quốc mà chưa khai báo, thử nghiệm 16 lần, năm 2015 còn đưa vi khuẩn dịch hạch sang Hàn Quốc.
Hiện nay, các phòng thí nghiệm sinh học do Mỹ xây dựng ở U-crai-na một lần nữa trở thành tiêu điểm quan tâm của các bên, trung tuần tháng 3, Bộ Quốc phòng Nga công bố một văn kiện lấy từ nhân viên phòng thí nghiệm sinh học U-crai-na, vạch trần Mỹ cùng các đồng minh NATO triển khai nghiên cứu vũ khí sinh học tại U-crai-na, bao gồm vi-rút cúm gia cầm H5N1 và vi-rút Newcastle với độc lực cực cao có thể gây tử vong cho người với tỉ lệ lên đến 50%.
Thế giới đang bất an trước số lượng lớn các phòng thí nghiệm sinh học không minh bạch, không quy phạm, không an toàn của Mỹ. Thế nhưng, Mỹ bất chấp các mối lo ngại của cả thế giới và không bao giờ từ bỏ cái gọi là nghiên cứu này, ngược lại, Mỹ không những rút khỏi “Hiệp ước cấm vũ khí sinh học” từ đầu thế kỷ 21, mà còn là quốc gia duy nhất luôn cản trở thiết lập cơ chế thanh tra vũ khí sinh học trong hơn 20 năm qua, từ chối chấp nhận thanh tra các phòng thí nghiệm sinh học trong và ngoài nước Mỹ. Mỹ dường như bằng hành động một lần nữa tuyên bố với thế giới: cho dù có bao nhiêu người hoài nghi đi chăng nữa thì đây chính là thái độ của Mỹ!