Đầu năm 2021, Trung Quốc đã tổ chức Hội nghị tổng kết tuyên dương công tác thoát nghèo toàn quốc, tuyên bố “cuộc chiến thoát nghèo” đã giành được thắng lợi toàn diện, trọng tâm công tác “Tam Nông” mang tính lịch sử của Trung Quốc đã chuyển sang việc thúc đẩy toàn diện chấn hưng nông thôn. Ngày 29/4 cùng năm, “Luật Thúc đẩy chấn hưng nông thôn nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa” chính thức được thông qua. Trung Quốc đảm bảo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân trong công cuộc chấn hưng nông thôn, giải quyết mối lo của nông dân bằng pháp luật, cách làm này đã thu hút sự chú ý của chuyên gia học giả Việt Nam. Phó Tổng Biên tập Tạp chí Triết học của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Nguyễn Thị Lan Hương cho rằng, Trung Quốc đã phát huy đầy đủ vai trò chủ thể của nông dân trong việc thúc đẩy toàn diện chấn hưng nông thôn, thúc đẩy nông dân làm giàu, thể hiện tư tưởng phát triển “lấy nhân dân làm trung tâm” của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong công tác chấn hưng nông thôn.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương nêu rõ, là bộ luật mang tính cơ sở, tổng hợp trong lĩnh vực “Tam nông” của Trung Quốc, “Luật Thúc đẩy Chấn hưng nông thôn” đã xác định biện pháp “thúc đẩy” toàn diện, đưa ra các sắp xếp tổng thể đối với những biện pháp cơ chế của việc chấn hưng ngành nghề, chấn hưng nhân tài, chấn hưng văn hoá, chấn hưng sinh thái, chấn hưng tổ chức ở nông thôn. Bộ luật này là sự đảm bảo chính sách và cơ chế hoàn thiện để đông đảo quần chúng nông dân Trung Quốc đóng góp vào quá trình chấn hưng nông thôn.
“Bộ luật này đề cập đến việc nghiêm cấm chiếm đất canh tác để làm nhà ở, nghiêm cấm việc làm trái nguyện vọng của nông dân, vi phạm trình tự pháp định di dời khỏi nông thôn, tăng cường quản lý vấn đề ô nhiễm nguồn nông nghiệp, tiếp tục cải thiện môi trường sống của nông dân, xây dựng nông thôn tươi đẹp với môi trường sinh thái đáng sống. Việc xây dựng chính sách và chế độ này, có thể bảo vệ tốt vị trí chủ thể của hàng trăm triệu nông dân Trung Quốc, tôn trọng mong muốn của nông dân, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân, khiến nông dân thật sự trở thành người tham gia, người ủng hộ và người hưởng lợi từ công tác chấn hưng nông thôn”.
Đúng như lời bà Nguyễn Thị Hương Lan đã nói, đông đảo quần chúng nông dân Trung Quốc là lực lượng chính trong công tác chấn hưng nông thôn, phải dựa vào nông dân, giáo dục hướng dẫn nông dân, tổ chức và động viên nông dân tham gia vào công tác chấn hưng nông thôn, xây quê hương tươi đẹp. Vì vậy, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tổ chức hàng loạt cán bộ xuống cơ sở hỗ trợ công tác thoát nghèo, tổ chức công tác đào tạo giúp đỡ thoát nghèo tại khắp nông thôn trên toàn quốc. Điều này đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với bà Nguyễn Thị Hương Lan, bà cho rằng, những mô hình đào tạo giáo dục đa dạng cho nông dân đáng được ghi nhận:
“Rất nhiều nông dân đã nắm bắt nhiều kỹ năng sau khi được đào tạo và kiểm tra, đã trở thành ‘nông dân mới’. Sau khi đào tạo, một số nông dân đã gia nhập đội ngũ bán hàng trực tuyến trên mạng. Việt Nam cũng ở trong điều kiện tương tự, tính đến tháng 11 năm ngoái, trong phạm vi cả nước, Việt Nam đã có tổng cộng có hơn 2 triệu nông dân tham gia đào tạo kỹ năng thương mại điện tử, với gần 50 nghìn loại nông sản phẩm được bán trực tuyến, kênh tiêu thụ nông sản không ngừng được mở rộng. Qua nhiều biện pháp nêu trên, đã khiến đông đảo quần chúng nông dân trở lên năng động, tinh thần phấn khởi, nâng cao hiệu quả năng lực toàn diện của họ, liên tục đóng góp sức lực cho công tác chấn hưng nông thôn.”
Bà Nguyễn Thị Lan Hương cho biết, qua sự đảm bảo của bộ luật này, đã khơi dậy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của đông đảo quần chúng nông dân, điều này chính là vì Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn kiên trì quan điểm phát triển lấy nhân dân làm trung tâm, kiên trì triển khai công tác giảm nghèo bằng biện pháp phát triển.
“Tư tưởng phát triển lấy nhân dân làm trung tâm không chỉ mở đường cho Trung Quốc thực hiện xoá đói giảm nghèo tuyệt đối, mà còn cung cấp phương án tham khảo của việc giải quyết vấn đề đói nghèo trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt cung cấp bài học tham khảo bổ ích cho các nước đang phát triển trong công tác xoá đói giảm nghèo.