Tuần trước, Cục Dự trữ liên bang Mỹ tuyên bố tăng lãi suất 50 điểm, đồng thời bắt đầu từ tháng 6 cắt giảm bảng cân đối kế toán, với mục đích chống chọi với lạm phát lập mức cao kỷ lục trong 40 năm qua bằng chính sách tiền tệ thắt chặt cấp tiến. Điều này khiến cộng đồng quốc tế lo ngại phổ biến, nền kinh tế thế giới và thị trường tài chính do vậy mà một lần nữa bị tác động.
Bất kể là lãi suất 0% và chính sách nới lỏng quy mô trước đó dẫn đến vật giá leo thang, hay là chính sách tiền tệ hiện nay chuyển hướng mạnh mẽ, Mỹ đều mượn bá quyền đồng đô-la chuyển giá khủng hoảng sang cả thế giới. Điều này sẽ tác động to lớn đến các nền kinh tế mới nổi đang phấn đấu thực hiện phục hồi sau đại dịch.
Trên thực tế, sau khi xây dựng bá quyền đồng đô-la, “chiêu trò cũ” gặt hái của cải toàn cầu này, Mỹ đã chơi quá nhiều lần.
Chẳng hạn như, Cục Dự trữ liên bang Mỹ tháng 12 năm 2015 từng khởi động vòng chu kỳ tăng lãi suất mới, năm 2018 tăng lãi suất 4 lần. Cùng năm, đồng nội tệ Ác-hen-ti-na sụt giá 50,56% so với đô-la Mỹ, tỷ lệ lạm phát lên đến 47,6%. Đồng nội tệ Bra-xin năm 2018 cũng tiếp tục sụt giá, giảm 20%.
Hiện nay, chính sách tiền tệ Mỹ thực hiện chuyển hướng lớn, nhưng thị trường vẫn bi quan. Theo dự báo mới nhất của Hãng CNN Mỹ, khả năng Mỹ xuất hiện kinh tế suy thoái trong 12 tháng tới tăng lên đến 33%.
Vào lúc kinh tế Mỹ rơi vào cảnh khó khăn, những chính khách Oa-xinh-tơn ôm ấp tư duy “nước Mỹ trên hết” nên sớm chấm dứt cách làm lánh nặng tìm nhẹ, chuyển giá khủng hoảng, tùy tiện “đổ vạ trách nhiệm”, nên áp dụng chính sách kinh tế vĩ mô có trách nhiệm hơn, góp phần chút xíu cho nền kinh tế thế giới sớm phục hồi trong đại dịch.