Doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam nắm bắt lợi ích chính sách do RCEP mang lại để mở rộng quan hệ đối tác hợp tác
"Các dụng cụ điện mà chúng tôi sản xuất được bán sang khu vực ASEAN trong đó có Việt Nam. Chính sách RCEP rất có lợi cho xuất khẩu của chúng tôi. Chúng tôi cũng hy vọng nắm bắt cơ hội để mở rộng hợp tác với Việt Nam." Người phụ trách của Công ty TNHH Dụng cụ điện Nam Thông, Giang Tô, Trung Quốc cho biết, so với việc vận chuyển toàn bộ bằng đường thủy từ Giang Tô đến Đà Nẵng, Việt Nam như trước đây, hiện nay, hàng hóa được vận chuyển bằng tuyến tàu Trung Quốc - Châu Âu (Hải An-ASEAN), có thể rút ngắn thời gian vận chuyển khoảng 5 ngày, cải thiện đáng kể hiệu suất vận hành.
Mới đây, buổi giới thiệu Cơ hội đầu tư tại Việt Nam và Buổi Đào tạo đầu tư tại nước ngoài mang tên Cơ hội của Hiệp định RCEP 2022 đã tổ chức thành công tại Quảng Châu, Trung Quốc. Hoạt động diễn ra theo hình thức "trực tuyến + ngoại tuyến", do Hội Xúc tiến Thương mại Quảng Châu, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu và Cục Xúc tiến Thương mại Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp tổ chức, đã thu hút sự tham gia của gần 100 công ty và tổ chức quan tâm đầu tư, hợp tác tại Việt Nam như Công ty TNHH Chiếu sáng Tam Hùng, Quảng Đông, Hiệp hội Doanh nghiệp Hợp tác ngoại thương Quảng Đông, v.v.
Buổi giới thiệu Cơ hội đầu tư đang tổ chức (ảnh do CCTIP cung cấp)
Tại buổi giới thiệu, người phụ trách một số khu công nghiệp ở tỉnh Hải Phòng, Ninh Thuận và Hải Dương của Việt Nam đã lần lượt bày tỏ thiện trí với các doanh nghiệp Trung Quốc, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp Trung Quốc yên tâm đầu tư và tiếp tục phát triển tại Việt Nam. Người phụ trách Khu công nghiệp An Phát số 1 ở tỉnh Hải Dương, Việt Nam cho biết: Khu công nghiệp An Phát dốc sức phát triển thành khu công nghiệp công nghệ cao và thân thiện với môi trường, là điểm nhấn thu hút đầu tư nước ngoài, chân thành chào đón các nhà đầu tư trong lĩnh vực điện tử, thực phẩm và đồ uống, nhựa v.v. của thành phố Quảng Châu và các vùng của Trung Quốc đến đầu tư và làm việc tại đây.
Tổng lãnh sự Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu Vũ Việt Anh cho biết: Việc thực thi hiệp định RCEP chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn cho các nước thành viên. Các nước thành viên RCEP không những bao gồm các cường quốc kinh tế thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, v.v., mà còn có một số nước mới nổi như Việt Nam và Thái Lan, v.v. Các nước thành viên có mức độ phát triển khác nhau, tài nguyên khác nhau, khiến ngành công nghiệp của các nước có tính bổ sung hơn, tiềm năng hợp tác lớn hơn.
Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng, đạt được nhiều thành tích nổi bật. Việt Nam trở thành một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất nhờ các ưu thế như môi trường chính trị ổn định, nguồn nhân lực phong phú, đa dạng cũng như các chính sách, quy định thông thoáng, ưu đãi, v.v. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang mong muốn tận dụng RCEP để tiếp tục khai thác thị trường ASEAN trong đó có Việt Nam. Bà Từ Yến Bình, Giám đốc phụ trách ngoại thương của Công ty TNHH Thực phẩm Hải Bảo Quảng Đông cho biết, công ty đã làm thông suốt cả thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm đã bước vào siêu thị của nhiều nước." Với Hiệp định RCEP có hiệu lực, các sản phẩm của Trung Quốc có nhiều lợi thế hơn để xuất khẩu sang Việt Nam, Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a. Chúng tôi hy vọng sẽ tăng cường hợp tác với khách hàng ở các khu vực liên quan, quảng bá những sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của miền Tây Quảng Đông tới các nước thành viên RCEP."
Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Trung Quốc trong các nước Đông Nam Á, còn Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Thương mại hai chiều giữa hai nước có tính chất đôi bên cùng có lợi cao. Ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại Bộ Công Thương Việt Nam cho biết: RCEP đã mang lại cơ hội kinh doanh lớn cho tất cả các nước thành viên trong đó có Việt Nam và Trung Quốc. Cục Xúc tiến Thương mại Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Trung Quốc và Việt Nam để góp phần củng cố và thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới.
Ông Thôi Nghị, Người phụ trách thị trường quốc tế của Công ty TNHH Công nghệ laze Lực Tinh, thành phố Đông Quản, Quảng Đông cho biết, "RCEP đã trực tiếp mang lại ưu đãi thuế quan cho các doanh nghiệp, mang lại lợi nhuận tăng trưởng trực tiếp nhất; đồng thời, công ty chú trọng cải thiện trình độ kỹ thuật để tăng cường hợp tác với các nước thành viên RCEP trong đó có Việt Nam. Sự hợp tác giữa các nước thành viên RCEP trong chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng để đôi bên cùng có lợi”.
Tại cuộc họp, đại diện Tổng công ty Bảo hiểm Tín dụng Xuất khẩu Trung Quốc, chi nhánh Quảng Đông đã tổ chức buổi đào tạo về các vấn đề đầu tư tại nước ngoài. Là tổ chức triển khai hợp tác và trao đổi ngoại thương tại Quảng Châu, Hội đồng Xúc tiến Thương mại Quảng Châu đã hướng dẫn các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả hiệp định của RCEP, thúc đẩy các doanh nghiệp bổ sung lợi thế và hội nhập sâu rộng chuỗi công nghiệp với các nước thành viên RCEP. Giám đốc Hội đồng Xúc tiến Thương mại Quảng Châu Dương Dũng cho biết: Mục đích tổ chức cuộc họp này là nhằm xây dựng nền tảng toàn diện và cởi mở hơn cho sự hợp tác sâu rộng giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam, thúc đẩy hai bên cùng phát triển, cùng tạo dựng tương lai tốt đẹp hơn.