“Làm ăn với Trung Quốc” trở thành sự lựa chọn của ngày càng nhiều nước và doanh nghiệp
Tại Hội nghị Cấp cao Công trình cơ khí Béc-lin diễn ra mới đây, Thủ tướng Đức Ô-láp Xôn (Olaf Scholz) tái khẳng định phải “làm ăn” với nhiều nước trong có đó Trung Quốc. Ủy viên thương mại Liên minh châu Âu Van-đít Đôm-brốp-xkít (Valdis Dombrovskis) nói thẳng, “tách rời” với Trung Quốc không phải là sự lựa chọn của các doanh nghiệp Liên minh châu Âu.
Qua những câu nói trên được biết, sở dĩ “làm ăn với Trung Quốc” trở thành sự lựa chọn của ngày càng nhiều nước và doanh nghiệp, vị thế “thị trường thế giới” và “công xưởng thế giới” của Trung Quốc là hai nhân tố quan trọng.
Trung Quốc có tổng lượng kinh tế trị giá 114 nghìn tỷ Nhân dân tệ, sở hữu hơn 1,4 tỷ người tiêu dùng, đã trở thành thị trường tiêu dùng hàng hóa lớn thứ hai trên toàn cầu, hơn nữa có xu hướng nâng cấp tiêu dùng rõ nét.
Bên cạnh đó, Trung Quốc có vị thế nguồn cung ứng quan trọng trên toàn cầu, vị thế này không có quốc gia nào có thể thay thế. Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu toàn bộ loại hình công nghiệp theo phân loại ngành nghề của Liên Hợp Quốc.
Nhiều năm qua, Trung Quốc và các nước Liên minh châu Âu trong đó có Đức duy trì quan hệ kinh tế – thương mại tốt đẹp. Trung Quốc liên tiếp trong 6 năm là đối tác thương mại lớn nhất của Đức trên toàn cầu; năm ngoái, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc – Liên minh châu Âu lần đầu tiên đột phá ngưỡng 800 tỷ USD.
Với chính sách mở cửa tiếp tục mở rộng và môi trường kinh doanh không ngừng được cải thiện, Trung Quốc hoan nghênh thương gia khắp nơi trên thế giới, cũng đang đi ra thế giới với quan điểm hợp tác, cùng thắng, tạo “động lực Trung Quốc” không bao giờ cạn kiệt cho sự phục hồi kinh tế thế giới.