Trung Quốc chú trọng thực sự cầu thị trong công tác phòng chống dịch
Tối 26/12, Chính phủ Trung Quốc thông báo đổi tên “bệnh viêm phổi do vi-rút cô-rô-na chủng mới” thành “bệnh nhiễm vi-rút cô-rô-na chủng mới”, và tuyên bố kể từ ngày 8/1/2023 điều chỉnh quản lý bệnh nhiễm vi-rút cô-rô-na chủng mới từ “bệnh truyền nhiễm nhóm B được quản lý loại A” thành “bệnh truyền nhiễm nhóm B được quản lý loại B” theo “Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
Đây là hành động chủ động của Chính phủ Trung Quốc kiên trì thực sự cầu thị, tối ưu hóa phòng chống dịch một cách khoa học và chính xác, vẫn tuân theo nguyên tắc nhân dân trên hết, sự sống trên hết.
Ban đầu bùng phát dịch COVID-19, theo luật pháp liên quan, Trung Quốc đưa dịch bệnh này vào bệnh truyền nhiễm nhóm B, và áp dụng biện pháp phòng ngừa và kiểm soát theo bệnh truyền nhiễm nhóm A, mục đích là nhằm kiểm soát tối đa sự lây lan của dịch bệnh bằng biện pháp nghiêm ngặt. Trong gần 3 năm qua, Trung Quốc lần lượt ban hành 9 phiên bản phương án phòng chống dịch và phương án điều trị, tránh khỏi sự lây lan của các chủng vi-rút ban đầu và chủng Delta có khả năng gây bệnh lớn, giảm thiểu ca bệnh nặng và ca tử vong ở mức lớn, cũng giành được thời gian quý báu cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng vắc-xin, thuốc men cũng như chuẩn bị nguồn lực y tế. Số ca nhiễm và ca tử vong của Trung Quốc giữ ở mức thấp nhất toàn cầu, công tác điều phối phát triển kinh tế và phòng chống dịch thu được thành quả rõ rệt.
Sau khi bước vào tháng 12, việc đi lại giữa các vùng miền của người dân Trung Quốc đã được khôi phục suôn sẻ. Ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, v.v., các nơi công cộng như nhà hàng và rạp chiếu phim đã mở cửa đón khách. Từ tỉnh Chiết Giang, tỉnh Giang Tô ở vùng duyên hải miền Đông đến các tỉnh Hồ Nam, Tứ Xuyên ở miền Trung và miền Tây, các doanh nghiệp bận rộn vào việc khôi phục sản xuất và làm việc, hoạt động thu hút vốn đầu tư xuyên biên giới được khởi động lại... Mới đây, Công ty dịch vụ tài chính Morgan Stanley công bố báo cáo “Triển vọng kinh tế vĩ mô toàn cầu 2023” cho rằng, sang năm, động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa đủ, nhưng giữ thái độ lạc quan nhất đối với kinh tế châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ dẫn dắt sự phát triển của châu Á.