Học giả Việt Nam: Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn chủ nghĩa xã hội thế giới
Kể từ khi trào lưu tư tưởng chủ nghĩa xã hội được hình thành từ đầu thế kỷ XVI đến nay, chủ nghĩa xã hội đã trải qua lịch sử 500 năm, trong đó Trung Quốc cũng trải qua lịch sử hơn 100 năm thực tiễn tìm kiếm chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình thực tiễn không ngừng tìm kiếm này, nhân dân Trung Quốc do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đã không những giành được độc lập đất nước, phục hưng dân tộc, mà còn phát triển được lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, đồng thời dần thúc đẩy đến thời đại mới. Vậy cần nhìn nhận thế nào về ý nghĩa của sự phát triển chủ nghĩa xã hội Trung Quốc? Về điều này, PGS. TS Nguyễn Thị Quế, nguyên Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Việt Nam cho biết, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dẫn dắt nhân dân Trung Quốc mở ra con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, đây là một sáng tạo vĩ đại trong lịch sử phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới, có thể phân tích và đánh giá theo ba góc độ như: giải quyết những vấn đề khó khăn của Phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới, mở ra con đường hiện đại hoá, cũng như giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu. Thực tiễn thành công của đường lối chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đã cung cấp những tham khảo hữu ích cho việc phát triển chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
Cùng là nước xã hội chủ nghĩa, trong quá trình theo đuổi độc lập và phát triển, hai nước Trung - Việt đều tìm kiếm vấn đề làm thế nào vận dụng lý luận Chủ nghĩa Mác vào thực tiễn nước mình, cũng như làm thế nào để kết hợp giữa Phong trào xã hội chủ nghĩa với độc lập dân tộc, phát triển đất nước. PGS. TS Nguyễn Thị Quế cho rằng, xét từ lịch sử phát triển của chủ nghĩa xã hội thế giới, ý nghĩa quan trọng nhất của con đường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc là giải quyết “những vấn đề khó khăn của Phong trào Chủ nghĩa xã hội thế giới”, tìm kiếm được một con đường thành công xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các quốc gia lạc hậu về kinh tế - văn hoá. Bà nói, trên cơ sở rút ra bài học cả hai mặt tích cực và hạn chế về việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong nước và nước ngoài, Trung Quốc không những đặt sự phát triển vào bối cảnh lớn trong một thế giới mở cửa, mà còn kiên trì đường lối chủ nghĩa xã hội cải cách mở cửa của mình. Điều này đã chứng minh cho tính đa dạng của con đường phát triển chủ nghĩa xã hội trong thực tiễn, đưa đến nội hàm mới cho chủ nghĩa xã hội.
Con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc cũng đã đưa đến một mô hình phát triển đối với đông đảo các nước đang phát triển. Đối với đông đảo các nước đang phát triển hiện đại hoá luôn là mục tiêu được đặt ra. Bởi vậy, việc chọn ra một con đường phát triển như thế nào để đạt được mục tiêu này luôn là một vấn đề nan giải cho các nước đang phát triển, trong có cả hai nước Trung-Việt. Cũng chính theo nghĩa đó đặt ra việc phải có sự lựa chọn đúng đắn về mô hình phát triển. Có thể thấy, sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, ngoài các nước xã hội chủ nghĩa lấy Liên xô làm đại diện, công cuộc hiện đại hoá của phần lớn các nước đang phát triển đều sao chép mô hình của phương Tây. Sự sao chép mô hình hiện đại hoá phương Tây của rất nhiều quốc gia, không những không giải quyết được hiệu quả các vấn đề mang tính cơ cấu và mang tính chế độ đã kìm hãm sự phát triển đất nước, mà còn dẫn đến sự biến dạng méo mó nền kinh tế, sự bất ổn chính trị và sự rối loạn xã hội. PGS. TS Nguyễn Thị Quế cho biết, Trung Quốc không sao chép mô hình phương Tây, luôn kiên định đi con đường phát triển phù hợp tình hình nước mình, để đưa một nước lớn với 1,4 tỷ dân vốn có nền kinh tế - văn hoá khá lạc hậu đi vào quỹ đạo phát triển nhanh chóng hiện đại hoá. Chúng ta có thể thấy, đường lối chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là thực tiễn thành công trong việc giải quyết được nan đề về hiện đại hoá của các nước đang phát triển.
Thực tiễn thành công của đường lối chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc còn được thể hiện trong việc giải quyết vấn đề mang tính toàn cầu. Vấn đề nghèo đói luôn bao vây cản trở tất cả các nước, đặc biệt là vấn đề phát triển quan trọng của các nước đang phát triển. Trung Quốc không chỉ giúp hơn 90 triệu dân số nghèo khó chỉ trong thời gian ngắn thoát nghèo, mà còn đưa ra khái niệm và thực tiễn “xoá nghèo chuẩn xác” cho cả thế giới; Trong quá trình chống đại dịch Covid-19, Trung Quốc đã chia sẻ kinh nghiệm chống dịch Covid-19 của mình với Việt Nam, cũng như nhiều nước trên thế giới. Đường lối chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đã giải phóng tiềm năng phát triển của 1 phần 5 dân số thế giới, và Trung Quốc đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới sau khủng hoảng; nền kinh tế to lớn của Trung Quốc đã trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy ổn định kinh tế - xã hội của cả nhân loại. PGS. TS Nguyễn Thị Quế cho biết, đường lối chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đã đóng góp phương án Trung Quốc cho việc giải quyết vấn đề mang tính toàn cầu. Với thực tiễn thành công này của Trung Quốc đã cung cấp tham khảo hữu ích cho chủ nghĩa xã hội thế giới. Bằng những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội của mình, Trung Quốc sẽ ngày càng đóng góp lớn lao cho hoà bình và sự phát triển của thế giới.