Tư tưởng mới trong điển tích: Trị quốc hữu thường, lợi dân vi bản

2022-10-21 10:00:02
Nguồn:CRI


“Trị quốc hữu thường, lợi dân vi bản” nghĩa là quản lý đất nước có phép tắc, nhưng điều căn bản nhất là để nhân dân được hưởng lợi. Câu nói này xuất xứ từ quan điểm quản lý đất nước của hơn 2100 năm trước được kế thừa đến ngày hôm nay, là yêu cầu bản chất dựng đảng vì lợi ích đất nước và dân tộc, cầm quyền vì dân của đảng cầm quyền Trung Quốc.

Năm 2012, Trung Quốc vẫn còn gần 100 triệu người nghèo ở nông thôn. Bất chấp trời giá rét, Tổng Bí thư Tập Cận Bình có chuyến khảo sát tới làng Vịnh Lạc Đà, một làng nghèo ở vùng sâu vùng xa. Trong chuyến khảo sát đó, Tổng Bí thư đã phát lệnh động viên công kiên thoát nghèo với toàn Đảng và toàn quốc.

Trung Quốc đã tổ chức triển khai cuộc chiến công kiên thoát nghèo với quy mô lớn nhất, cường độ mạnh nhất trong lịch sử loài người, lũy kế cử hơn 500 nghìn cán bộ đảm nhiệm Bí thư thứ nhất của các thôn làng nghèo khó, cử hơn 3 triệu cán bộ vào đóng và hỗ trợ các thôn làng. Năm 2020, Trung Quốc đã thực hiện trước 10 năm mục tiêu giảm nghèo trong Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

Năm 2021, thu nhập có thể chi phối bình quân đầu người của cư dân cả nước Trung Quốc đạt 35.128 Nhân dân tệ, mức tăng thực tế lũy kế trong 10 năm là 78%. Nhà nước phát triển sự nghiệp và ngành công nghiệp dưỡng lão bằng các chính sách, để người cao tuổi an hưởng tuổi già.

Trung Quốc hôm nay đã hoàn thành xây dựng hệ thống giáo dục, an sinh xã hội và y tế quy mô lớn nhất thế giới, là một trong những nước có cảm giác an toàn nhất thế giới.

Tư tưởng mới trong điển tích: Trị quốc hữu thường, lợi dân vi bản