Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ mở ra hành trình phát triển mới cho Trung Quốc
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhận được sự quan tâm của giới học giả Việt Nam. Mới đây, khi trả lời phỏng vấn, TS. Phạm Sĩ Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế- Chiến lược Trung Quốc của Việt Nam cho biết, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ mở ra hành trình phát triển mới cho Trung Quốc.
Ông Phạm Sĩ Thành cho biết, Đại hội lần thứ XX diễn ra trong bối cảnh quan trọng và có ý nghĩa, quyết định sự phát triển của Trung Quốc trong vòng ít nhất 10 năm tới. Ông cho rằng, Đại hội này là đại hội quan trọng trong năm chuyển tiếp mà Trung Quốc chuyển sang mục tiêu phấn đấu 100 năm lần thứ hai, sẽ quyết định hoặc chỉ rõ các định hướng phát triển kinh tế, xã hội, ngoại giao và quốc phòng của Trung Quốc trong thời kỳ tới, mở ra hành trình phát triển mới về cục diện, quan hệ quốc tế của cả khu vực.
Ông Phạm Sĩ Thành đánh giá cao những thành tựu phát triển do thế hệ lãnh đạo Trung Quốc mang lại cho Trung Quốc trong thập kỷ qua, đặt biệt là công tác công kiên thoát nghèo, Trung Quốc đã giảm tỷ lệ người nghèo xuống dưới 1% thậm chí rất thấp là hơn 0,5%. Ông Phạm Sĩ Thành cho biết, cùng giàu là một trong những đặc điểm rất khác biệt so với thời kỳ trước, thể hiện quyết tâm giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, cũng như là bất bình đẳng về nhu nhập giữa các tầng lớp và các khu vực kinh tế trong nước tại Trung Quốc.
Ông Phạm Sĩ Thành chỉ rõ, Những thành tựu đạt được trong công cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc không thể tách rời vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Về các mặt kinh tế, xã hội, cuộc sống, Trung Quốc luôn đặt sự lãnh đạo của Đảng ở vị trí hàng đầu, đây là đặc điểm rất khác biệt. Đảng gần như đóng vai trò của tổng công trình sư trong toàn bộ quá trình điều hành và cải cách kinh tế, phát đi các tín hiệu kinh tế mà Đảng cũng như tích thân Tổng Bí thư Tập Cận Bình muốn đưa ra, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các hoạt động kinh tế.
Ông Phạm Sĩ Thành phân tích, tự do hóa, phân quyền và thị trường là 3 yếu tố kỹ thuật giải thích được sự phát triển rất đồng bộ của kinh tế Trung Quốc. Trước hết, Trung Quốc đã phát hiện, tận dụng tốt, đúng nhịp và tiến trình của toàn cầu hóa, giúp Trung Quốc ngay lập tức có nguồn lực cũng như công nghệ bên ngoài có thể đuổi kịp sự phát triển vượt bậc của mình. Thứ hai, trong quá trình cải cách hệ thống chính trị, kinh tế và hành chính,Trung Quốc đã thực hiện triệt để quản lý phân quyền toàn bộ hệ thống trong nước, trong điều kiện thị trường hoá dần dần tiến hành cải cách phân quyền, trong lĩnh vực doanh nghiệp cũng được thực hiện rất tốt. Thứ ba, Trung Quốc là một trong những nước tiến hành cải cách thị trường hóa rất tốt, Trung Quốc và Việt Nam là một trong những nước chuyển đổi kinh tế rất thành công, từ nền kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường khiến Trung Quốc có thể tạo ra giai đoạn tăng trưởng rất dài. Ông Phạm Sĩ Thành cho rằng, đây là yếu tố then chốt giúp cho Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể lãnh đạo và đưa Trung Quốc tạo nên đột phá mang tính “kỳ tích” trong những năm qua.
Ông Phạm Sĩ Thành nhấn mạnh, trong quá trình thực hiện phát triển đất nước, Trung Quốc có 5 điểm đổi mới rất quan trọng về lý luận Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, một là về mục tiêu tổng thể, đến giữa thế kỷ này, xây dựng thành công một cường quốc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa, mục tiêu tổng thể này đã được toàn Đảng coi trọng cao và nhấn mạnh. Thứ hai là nhấn mạnh tập trung về khái niệm con người, cốt lõi của việc tập trung là giá trị quan của con người, chú trọng hơn nhu cầu của người dân để cuộc sống bình đẳng hơn và giàu có hơn. Ba là nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò chỉ đạo quan trọng của thực tiễn đối với các vấn đề lý luận và phương châm trong cuộc sống hàng ngày. Bốn là đề cao tính kế thừa cũng như đổi mới sáng tạo của thực tiễn phát triển. Năm là, nhấn mạnh và đưa ra khái niệm cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại với hàm ý là Trung Quốc có thể cung cấp phương án phát triển hoặc mô hình phát triển phù hợp với nhiều chủ thể, nhiều đối tượng quốc gia khác, chứ không phải chỉ là mô hình của riêng Trung Quốc.
Ông Phạm Sĩ Thành tổng kết rằng, “Đây là vừa kế thừa tính lý luận của khái niệm Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, vừa thể hiện quan điểm của thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc, là sứ mệnh quốc tế mà Trung Quốc muốn đảm nhiệm trong tương lai.”