Xây dựng cầu nối tình hữu nghị Trung Quốc và Việt Nam

2022-11-03 17:45:14
Nguồn:

Vào ngày 31 tháng 10, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có buổi hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình. Hai bên nhất trí, phải kiên trì phương châm “16 chữ vàng” và tinh thần “4 tốt”, củng cố tình hữu nghị truyền thống, tăng cường trao đổi chiến lược, tăng cường tin cậy chính trị, kiểm soát và xử lý thỏa đáng bất đồng, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung – Việt thời đại mới không ngừng bước lên tầm cao mới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã trao tặng “Huân chương hữu nghị” nước CHND Trung Hoa cho Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Điêu Kiện Lam| Tân Hoa xã)

Có những người bạn Việt Nam luôn sẵn sàng góp phần vào việc xây dựng cầu nối tình hữu nghị Trung- Việt, họ là giáo viên, là học giả, là thanh niên...Trong những năm tháng ở Trung Quốc, họ đã chứng kiến sự phát triển hiện đại hóa của Trung Quốc, cũng kế thừa và phát huy tình hữu nghị truyền thống “Vừa là đồng chí vừa là anh em” do các thế hệ cách mạng tiền bối đích thân xây dựng và dày công vun đắp.

TS. Trần Thị Thuỷ, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Nghiên cứu Văn hóa - Lịch sử, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam:

Việt Nam và Trung Quốc có chế độ chính trị tương đồng, con đường phát triển gần giống nhau, tương lai hai nước liên quan tới nhau, cùng chung vận mệnh. Sự thành công trong công cuộc xóa đói giảm nghèo đã thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, đồng thời nó cũng là thành quả trong sự nghiệp hai đảng là lấy nhân dân làm trung tâm. Vân Nam cũng là cửa ngõ quan trọng trong sự hợp tác của địa phương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tôi hy vọng Vân Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò trong sự giao lưu kinh tế, thương mại và nhân văn, thúc đẩy nhân dân hai nước giao lưu hữu nghị, và góp phần tích cực vào việc thúc đẩy mối quan hệ hai nước không ngừng phát triển.

Nguyễn Xuân Diện (Việt Nam), Phó Giáo sư của Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên:

Tôi đã sống ở Trung Quốc 20 năm, tôi đã chứng kiến sự nỗ lực của Trung Quốc để thực hiện hiện đại hóa kiểu Trung Quốc trong bối cảnh sống hài hòa với thiên nhiên, và cảm nhận sâu sắc về sự tôn trọng của Trung Quốc đối với lao động, tri thức, nhân tài và sáng tạo. Bên cạnh đó, trước tình hình dịch bệnh, Việt Nam và Trung Quốc giúp đỡ lẫn nhau, không ngừng làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế, thương mại, thể hiện tình cảm sâu sắc “Vừa là đồng chí vừa là anh em” giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời cũng là sự giải thích xác đáng về cộng đồng cùng chung vận mệnh của Việt Nam và Trung Quốc.

Trần Thị Thanh Nga, giáo viên nước ngoài dạy tiếng Việt của trường Đại học Dân tộc Vân Nam:

Năm 2014, tôi đến Vân Nam du học một mình. Do sự tương đồng giữa văn hóa Việt Nam và Trung Quốc, tôi hòa nhập vào việc học tập và cuộc sống ở Vân Nam một cách nhanh chóng. Sau khi đến Vân Nam, tôi cũng ngày càng rõ ràng trong phương hướng cuộc sống của mình. Vì ưa chuộng sự nghiệp giáo dục, tôi đã thành lập khóa đào tạo tiếng Việt trực tuyến, hy vọng xây dựng cầu nối hữu nghị bằng ngôn ngữ.

Hà Thị Cẩm Yến, giáo viên nước ngoài dạy tiếng Việt của Học viện Hồng Hà:

Tôi đã sống ở Vân Nam 12 năm, trong thời gian này, tôi đã thấy sự thay đổi to lớn của Vân Nam. Mấy ngày trước khi nghe thấy tin về Tổng Bí thư ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Trung Quốc, tôi vô cùng phấn khởi, vì điều này có ý nghĩa trọng đại đối với nhân dân hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Tôi hy vọng có thể đào tạo nhiều nhân tài tiếng Việt, đóng góp một phần vào tình hữu nghị giữa hai nước.

Lê Thị Quỳnh Xuân, giáo viên ngành kỹ thuật luyện kim của trường Đại học Bách Khoa Côn Minh:

Năm 2007, tôi đang học chuyên ngành tài chính tại Hà Nội, vì từng giành được thành tích xuất sắc trong cuộc thi đấu hóa học nên được dự án giáo dục do Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam hợp tác với Đại học Bách Khoa Côn Minh lựa chọn, từ đó tôi bước chân vào con đường du học tại tỉnh Vân Nam. Sống tại Côn Minh 15 năm, có thể nói tôi là người chứng kiến cũng là người hưởng lợi từ sự hợp tác đào tạo nhân tài giữa Việt Nam và Vân Nam, tôi hy vọng mình cũng có thể trở thành cầu nối mới giữa Việt Nam và Vân Nam trong hợp tác giáo dục.

Nguyễn Thị Huệ Anh, Học sinh cao học của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Đông:

Với tư cách là một lưu học sinh, trong quá trình tìm hiểu Trung Quốc, tôi có cảm nhận sâu sắc về tiến triển công nghiệp hóa cùng thông tin hóa của Trung Quốc hội nhập phát triển nhanh chóng. Về mặt sức khỏe toàn cầu, Trung Quốc là quốc gia cam kết sớm nhất vắc xin Covid-19 là hàng hóa công cộng toàn cầu, Trung Quốc cũng nhiều lần viện trợ vật tư y tế và vắc xin cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Tôi cũng rất cảm kích khi Trung Quốc và Việt Nam đã đồng hành cùng nhau để vượt qua đại dịch.

Nguồn: Lan Thương-Mekong Party

Xây dựng cầu nối tình hữu nghị Trung Quốc và Việt Nam