Bình luận: Bà Thái Anh Văn thất thế nói lên: Hy sinh sự phát triển của Đài Loan để đổi lấy tương lai chính trị cá nhân chắc chắn thất bại
Bà Thái Anh Văn, nhà lãnh đạo đương cục Đài Loan, Trung Quốc mới đây tuyên bố từ chức Chủ tịch đảng Dân Tiến, bề ngoài là do đảng này để mất quyền lực trong cuộc bầu cử ở hơn 20 huyện và thành phố ở Đài Loan. Trên thực tế về mặt chính trị là do Nhà đương cục đảng Dân Tiến “dựa vào Mỹ để mưu cầu độc lập” và về mặt kinh tế là thúc đẩy Công ty Sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) chuyển sang Mỹ, điều này phản ánh quan điểm chung của người dân Đài Loan là “theo đuổi hòa bình, có cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Việc bà Thái Anh Văn thất thế đã phản ánh người dân Đài Loan ngày càng nhận thức rõ bộ mặt thật của đảng Dân Tiến là cố tình tạo bầu không khí căng thẳng giữa hai bờ eo biển và mưu cầu tư lợi chính trị cho mình. đảng Dân Tiến đã nhiều lần thổi phồng nỗi sợ hãi Đại lục của một số người dân trên đảo để gian lận phiếu bầu và giành lợi thế trong cuộc bầu cử, lần này đảng Dân tiến lặp lại chiêu bài cũ nhưng cuối cùng lại phản tác dụng, nhất là khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pê-lô-xi thăm Đài Loan dẫn đến tình hình hai bờ eo biển Đài Loan bất ngờ leo thang, nhiều người dân trên đảo đã hiểu biết trực quan hơn về nguy cơ “Đài Loan độc lập”.
Tờ “Thời báo Trung Quốc” của Đài Loan chỉ rõ, Nhà đương cục đảng Dân Tiến đã có những bước tiến lớn trong 4 năm qua trên đường lối “chống Trung Quốc” và thân Mỹ. Chính sách mất cân bằng và khiêu khích này đã làm xấu đi quan hệ giữa hai bờ eo biển, nhiều người dân Đài Loan vô cùng lo ngại về nguy cơ chiến tranh đang đến gần, điều này sẽ phủ bóng đen lên tình hình bầu cử của đảng Dân Tiến.
Bất chấp hạnh phúc của người dân Đài Loan, “tách rời và cắt đứt” khỏi Đại lục và coi sự phát triển của Đài Loan như con bài chính trị là một lý do quan trọng khác khiến Nhà đương cục Thái Anh Văn thất thế. Hợp tác kinh tế thương mại giữa hai bờ eo biển vẫn là động lực và cơ hội phát triển kinh tế của Đài Loan. Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải quan Trung Quốc, kim ngạch thương mại giữa hai bờ eo biển trong 10 tháng của năm nay đạt 271,044 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu của Đài Loan sang Đại lục là 201,759 tỷ USD, nhập khẩu từ đại lục là 69,285 tỷ USD, kim ngạch thương mại giữa hai bờ eo biển, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Đài Loan và Đại lục đều đạt mức cao kỷ lục so với cùng kỳ.
Ngay cả ngành công nghiệp bán dẫn, một ngành công nghiệp trụ cột của Đài Loan cũng sẽ phát triển tốt đẹp nếu dựa vào Đại lục. Kết quả nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Eo biển Trung Quốc ở Hồng Công công bố cho thấy, nếu khu vực Đài Loan muốn đạt được mục tiêu chiếm vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm bán dẫn để thực hiện tối đa hóa lợi ích của Công ty TSMC, con đường tốt nhất nhất định là phải hội nhập công nghiệp một cách hệ thống với Đại lục. Nếu hai bờ eo biển có thể hội nhập trong ngành công nghiệp bán dẫn, thị phần của hai bờ eo biển có thể đạt 18% và sẽ tăng lên vị trí thứ hai trên thế giới. Khâu sản xuất của hai bờ eo biển có thể đạt 26%, cũng sẽ vươn lên vị trí thứ hai trên thế giới.
Việc Công ty TSMC xây dựng nhà máy ở Mỹ có nguyên nhân do áp lực từ Chính phủ Mỹ, cũng là do Nhà đương cục Thái Anh Văn tạo nên. Khoản đầu tư ra nước ngoài của Công ty TSMC phải được sự phê chuẩn của bộ phận chủ quản kinh tế của Đài Loan, khi bộ phận chủ quản kinh tế không dám tùy tiện đưa ra quyết định thì phải có sự phê chuẩn của bà Thái Anh Văn. Nhà đương cục Đảng Dân Tiến đã không giải quyết các vấn đề thực tế mà Công ty TSMC phải đối mặt, nhưng khi Mỹ yêu cầu Công ty TSMC xây dựng nhà máy ở Mỹ và Bộ Thương mại Mỹ đòi thông tin kinh doanh bí mật của Công ty TSMC, Nhà đương cục đảng Dân Tiến đã mượn nước đẩy thuyền và đẩy Công ty TSMC sang Mỹ.
Trên thực tế, việc Nhà đương cục đảng Dân Tiến đổi lấy cái gọi là “ủng hộ chính trị” của cộng đồng quốc tế bằng lợi ích của người dân Đài Loan đã trở thành cách thao túng thường xuyên. Các phương tiện truyền thông Đài Loan chất vấn rằng, trong sáu năm qua, từ vũ khí, máy bay, khí đốt đến chip, không một dự án nào của Mỹ không cần đầu tư khổng lồ, Nhà đương cục Đài Loan đã đóng góp vài nghìn tỷ Tân Đài tệ. Nhưng ngoài “bức ảnh đẹp về dân chủ” giữa bà Thái Anh Văn và các nghị sĩ Mỹ, Đài Loan đã nhận được gì? Rốt cuộc đây là tình bạn, lừa dối hay tống tiền? Do đó, ngày càng nhiều người Đài Loan đã ý thức rằng, nếu tiếp tục ủng hộ Nhà đương cục Thái Anh Văn, tương lai của Đài Loan sẽ bị hủy hoại bởi sự thao túng chính trị của Nhà đương cục đảng Dân Tiến.