Chuyên gia y tế Việt Nam: Những thành tích ứng phó đại dịch Covid-19 của Trung Quốc được cả thế giới công nhận
Gần đây, khi tình hình đại dịch Covid-19 thay đổi, Chính phủ Trung Quốc đã kịp thời điều chỉnh chính sách phòng dịch, ban hành nhiều biện pháp chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, thu hút sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Các chuyên gia y tế của nhiều quốc gia đều cho rằng, cho dù việc nới lỏng chính sách phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc có muộn hơn so với các nước khác trên thế giới song cũng đã làm giảm tỉ lệ ca nhiễm và các ca bệnh nặng của người dân Trung Quốc một cách hiệu quả, giảm bớt sự hoang mang của người dân trong quá trình ứng phó dịch bệnh, tăng thêm những thành tích chống dịch của Trung Quốc đáng được ghi nhận. Phó Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam Phạm Thị Thanh Thủy cho biết, thực tiễn chống dịch trong gần ba năm của Trung Quốc đã phản ánh sự nỗ lực của Trung Quốc trong việc đảm bảo an toàn tính mạng nhân dân và đạt được những thành tích chống dịch được cả thế giới công nhận.
Phó Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam Phạm Thị Thanh Thủy
Bà Phạm Thị Thanh Thủy đã từng trực tiếp tham gia phòng chống dịch và tham gia chỉ đạo phòng chống dịch trong phạm vi được phụ trách ở Công đoàn Y tế Việt Nam, nên bà đã hiểu rất rõ về sự chỉ đạo quyết liệt của Việt Nam; sự nỗ lực, vất vả của đội ngũ cán bộ y tế trong phòng chống dịch, cũng như chia sẻ sâu sắc với những người bệnh mà bà đã trực tiếp tham gia tư vấn sức khoẻ. Đây chính là điều mà bà rất quan tâm quá trình công tác chống dịch của nước láng giềng Trung Quốc. Chia sẻ về điều này, bà Phạm Thị Thanh Thủy cho biết, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước xã hội chủ nghĩa luôn lấy người dân làm trung tâm, đặt sinh mệnh của người dân lên cao nhất, vì vậy đây chính là cơ sở để hai nước đạt được hiệu quả cao nhất trong chống dịch. Bà nói, “lấy người dân làm trung tâm” trước hết thể hiện ở việc luôn đặt an toàn tính mạng, sức khỏe của nhân dân lên hàng đầu, phát huy đầy đủ tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Yêu cầu này được thể hiện đầy đủ trong quá trình phát huy chế độ xã hội chủ nghĩa của hai nước Việt-Trung. Ví dụ như: Qua tăng cường tiêm vắc xin phòng dịch cho tất cả người dân, nhất là người cao tuổi, tăng cường chuẩn bị thuốc và nguồn lực y tế, nâng cao hơn nữa năng lực phòng chống dịch bệnh, tiếp tục tối ưu hoá và hoàn thiện chính sách và biện pháp phòng chống dịch bệnh, cung cấp điều kiện và đảm bảo để cuối cùng chiến thắng đại dịch. Gần đây, đứng trước tình hình mới và thay đổi mới trong phòng chống đại dịch, Trung Quốc đã điều chỉnh kịp thời những biện pháp phòng chống dịch bệnh, thể hiện tinh thần thực sự cầu thị, tiến kịp thời đại.
Bà Phạm Thị Thanh Thủy đã nhìn lại công tác phòng chống đại dịch diễn ra gần ba năm nay của Trung Quốc, với rất nhiều thực tiễn đã để lại ấn tượng sâu sắc cho bà. Chẳng hạn như, Trung Quốc chỉ mất khoảng mười ngày để xây dựng xong hai bệnh viện chữa bệnh truyền nhiễm, triển khai công tác xét nghiệm Axit Nucleic cho tất cả người dân trong thành phố với hơn chục triệu người dân trong thời gian ngắn,v.v, những điều này khó tưởng tượng đối với một số người dân ở chính các nước phát triển phương Tây, vậy mà Trung Quốc có thể làm được. Trung Quốc cũng là nước đóng góp tích cực cho cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống dịch, tính đến nay, tổng cộng đã cấp hơn 2,2 tỷ liều vắc-xin cho hơn 120 quốc gia và tổ chức quốc tế, trong đó có Việt Nam.
Bà cho rằng, công tác chống dịch gần ba năm của Trung Quốc mặc dù phải tổn thất, nhưng đã ngăn chặn hiệu quả sự lây nhiễm của hàng trăm triệu người và giúp hàng triệu người thoát khỏi tử vong. Hiện nay, khả năng gây bệnh và độc lực của các chủng đột biến dịch bệnh đã suy yếu đáng kể, tỷ lệ tiêm vắc-xin đầy đủ của Trung Quốc đã vượt 90%, ý thức sức khỏe và tình trạng sức khỏe người dân đã được nâng cao rõ rệt. Trước tình hình này, Trung Quốc điều chỉnh kịp thời những biện pháp phòng chống dịch bệnh một cách hữu hiệu, nỗ lực khôi phục sản xuất và cuộc sống xã hội, thể hiện quan điểm quản lý đất nước một cách có trách nhiệm.
Về thành tích chống dịch bệnh trực tiếp thể hiện ở việc nâng cao tuổi thọ của người dân, Bà Phạm Thị Thanh Thủy nêu rõ, tuổi thọ trung bình của người dân Trung Quốc từ 77.93 tuổi vào năm 2020 tăng lên 78.2 tuổi như hiện nay, đây là sự tiến bộ mang tính lịch sử, mà việc thực hiện những điều này đã luôn gắn trực tiếp với công tác phòng chống đại dịch, bảo vệ sức khoẻ của người dân Trung Quốc trong ba năm qua. Đạt được thành quả đó chính là dựa vào thái độ chịu trách nhiệm đối với người dân của Chính phủ Trung Quốc, đảm bảo đầy đủ quyền và lợi ích sức khỏe của nhân dân Trung Quốc. Tin rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc kiên trì tư tưởng phát triển lấy người dân làm trung tâm, chắc chắn có thể xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội, hệ thống y tế quy mô lớn nhất thế giới, thể hiện đầy đủ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.