Thanh niên Tam Văn tìm tòi thương mại điện tử

2022-08-23 11:24:41
Nguồn:

Núi Cảnh Mại nằm ở huyện tự trị dân tộc La Hô Lan Thương, thành phố Phổ Nhĩ. Lâu nay, dân làng địa phương trồng chè, canh giữ núi chè, xây dưng nhà cửa tại ở đây, dần dần hình thành một cảnh quan văn hóa rừng chè cổ nơi mà rừng và chècùng sinh trưởng, con người và đất đai cùng phát triển thịnh vượng.

“Tổ tiên của chúng tôi đã sống bằng nghề trồng chè từ bao đời nay, đến thế hệ chúng tôi không chỉ phải trồng chè ngon mà còn phải nắm bắt cơ hội để chế biến ra chè tốt và bán được nhiều chè”. Tam Văn, chàng trai dân tộc Bố Lãng đến từ làng cổ Ông Cơ trên núi Cảnh Mại, đang cố gắng bán trà đến cả nước Trung Quốc và thậm chí đến toàn thế giới qua Internet.

“Trước đây, đường xá không dễ đi, chúng tôi phải tự mang sản phẩm chè ra bên ngoài để tìm khách hàng, thậm chí có khách đến mua chè, tôi cũng không biết vận chuyển lá chè như thế nào”. Năm 2012, Tam Văn làm việc tại tỉnh khác về quê lập nghiệp. Tam Văn giới thiệu: “Sau khi WeChat trở nên phổ biến, tôi bắt đầu thử bán chè qua khoảnh khắc trên WeChat.” Từ khi tiếp xúc với thương mại điện tử đến nay, trong WeChat của Tam Văn đã có hơn 1.000 người phân phối, chè cũng được bán đến Quảng Đông, Bắc Kinh và những nơi khác. “Hiện nay, sau khi khách hàng đặt hàng trực tuyến, chúng tôi đóng gói và chuyển hàng, khách hàng có thể nhận hàng sau 3 đến 4 ngày.” Tam Văn cho biết.

Đường sắt Trung Quốc- Lào đã thông tuyến, Tam Văn không chỉ có thể mở cửa hàng và làm kinh doanh ở gần nhà, mà có thể đi du lịch bên ngoài bằng tàu hỏa để thăm khách hàng cũ và học hỏi kỹ thuật mới. Tam Văn hiểu rất rõ rằng điều khiến khách hàng đặt hàng không chỉ là văn hóa của núi Cảnh Mại và chất lượng của lá trà, mà còn là tư duy quảng bá trẻ trung của thế hệ người trồng trà mới, những người không ngừng tiếp cận với điều mới mẻ.

Nguồn: Nhật báo Vân Nam
Phiê dịch: Lý Linh, Trần Thị Thanh Nga
 

Thanh niên Tam Văn tìm tòi thương mại điện tử