Ở tỉnh Vân Nam có một nhà khoa học chuyên làm "gia phả" cho nấm thông, tên ông là Ngô Cương. Ông là phó nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu Thực vật Côn Minh thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, ông mất 6 năm để vẽ "gia phả" của nấm thông hiện đã trở thành cơ sở phân loại quốc tế của hệ thống nấm thông.
Chuyên chú vào phân loại của nấm thông hơn 10 năm, Ông Ngô Cương chỉ cần nhìn bề ngoài và hình dáng của nấm thông là có thể phán đoán nó là loài nào, có độc hay không. Mặc dù vậy, ông Ngô Cương cho rằng lĩnh vực nghiên cứu của mình vẫn còn rất nhiều điều chưa biết, chỉ cần vẫn còn nhiệt tình là có thể tìm thấy niềm vui. Nấm thông là một loại nấm hoang dã ăn được quan trọng tại tỉnh Vân Nam, việc thu hái nấm hoang dã là một nguồn thu nhập quan trọng của nhiều người dân miền núi. Tuy nhiên, phần lớn nấm thông không thể trồng nhân tạo được. Những năm gần đây, một trong những mối quan tâm nghiên cứu của ông Ngô Cương là tìm ra loại nấm thông nào có tiềm năng phát triển nhân tạo hơn.
Ngoài nấm thông, nấm bụng dê cũng không thể trồng nhân tạo, nhưng thông qua nỗ lực chung của nhóm nghiên cứu Ngô Cương, Trung Quốc đã thành công nắm vững công nghệ sản xuất nấm bụng dê với số lượng cao và ổn định, công nghệ này không chỉ dẫn đầu thế giới mà còn khiến nhiều người dân ở các khu vực miền núi như châu tự trị dân tộc Lật Túc Nộ Giang, châu tự trị dân tộc Tạng Địch Khánh, tỉnh Vân Nam giàu lên. Ông Ngô Cương nói: “Từ nghiên cứu đến ứng dụng chắc chắn còn phải mất nhiều thời gian cũng chưa hẳn thành công, nhưng giá trị bản thân của nghiên cứu khoa học là nghiên cứu nhiều khả năng thực hiện khác nhau.
Nguồn: Nhật báo Nhân Dân
Phóng viên: Dương Văn Minh (Nhật báo Nhân Dân)
Phiên dịch: Lý Linh, Trần Thị Thanh Nga