Chuyên gia lúa lai Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam thực hiện giấc mơ là nước lớn xuất khẩu lương thực

2022-05-17 10:19:58 |NGUỒN TIN:CRI

“Tôi đã tham gia các dự án hợp tác khoa học công nghệ Trung-Việt hơn 20 năm. Những năm tháng trồng lúa lai, giao lưu công nghệ nông nghiệp tại Việt Nam là quãng thời gian khó quên trong đời.”

Vị nói tiếng Việt lưu loát này là Giáo sư, Phó Trưởng Ban Hợp tác quốc tế của Viện Khoa học nông nghiệp Quảng Tây Trung Quốc Lã Vinh Hoa, ông cũng là người chứng kiến và người tham dự hợp tác khoa học công nghệ nông nghiệp Trung-Việt.

Từ đầu năm 2000, ông Lã Vinh Hoa hầu như hàng tháng đều phải qua lại giữa hai nước Trung-Việt, đưa những hạt giống, công nghệ, nhân lực và các dự án hợp tác nông nghiệp đã hoàn thiện của Trung Quốc sang Việt Nam; Sau khi bùng phát đại dịch Covid-19, việc giao lưu trực tiếp gặp nhiều khó khăn, nên ông tổ chức hội thảo trực tuyến với nhân viên nghiên cứu khoa học nông nghiệp Việt Nam, tiếp tục trao đổi với các bạn đồng nghiệp Việt Nam, chia sẻ những loại giống mới, công nghệ mới và thành quả mới của nông nghiệp Trung Quốc.

“Hơn 20 năm trước, công nghệ lúa lai Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện, có khoảng 80% giống lúa lai phải nhập từ Trung Quốc. Hiện nay, Việt Nam với tổng diện tích quốc gia không lớn đã thành nước lớn xuất khẩu lương thực, công nghệ lúa lai đã đóng vai trò rất lớn!”

Năm 2000,Trung Quốc đã xây dựng Khu thí điểm kỹ thuật tổng hợp nông nghiệp đầu tiên tại trường Đại học nông nghiệp 1 Hà Nội, Việt Nam, tức trường Đại học Nông nghiệp Việt Nam. Viện Khoa học nông nghiệp Quảng Tây được chỉ định là đơn vị hợp tác dự án. Ông Lã Vinh Hoa hồi đó chưa đến 30 tuổi được chọn là một trong những chuyên gia đầu tiên sang Việt Nam giao lưu, cùng với hai đồng nghiệp khác, đưa giống lúa lai ba dòng và rau củ chất lượng cao của Trung Quốc sang Hà Nội, Việt Nam để phát triển.

Trong những năm đầu tại Việt Nam, ông Lã Vinh Hoa và các đồng nghiệp đều cảm thấy rất nhiều áp lực. Vì nguồn vốn có hạn, còn phải đứng trước tình trạng giống lúa Trung Quốc chưa hoàn toàn thích ứng với điều kiện khí hậu tại Việt Nam, điều khó khăn hơn là nhân viên kỹ thuật hai nước ngôn ngữ bất đồng và có những thói quen khác nhau.

“Năm 2003, chúng tôi trồng lúa lai tại Việt Nam, Dự kiến gieo dòng bố vào tháng 1, tháng 2 gieo dòng mẹ. Lúc đó đang là vụ Xuân, sau khi chúng tôi trở về khu thí điểm mới phát hiện, vì các nhân viên kỹ thuật địa phương thao tác không đúng quy trình, nên hầu hết các hạt giống bị đen, mốc và hỏng, các chuyên gia địa phương cho rằng thí nghiệm lần này thất bại, sau đó chúng tôi đã áp dụng các biện pháp kiểm soát nước, phân bón và bảo vệ bôngv.v, điều chỉnh khéo léo thời kỳ sinh trưởng của các dòng bố và dòng mẹ, cuối cùng sản lượng và số lượng hạt lúa đạt mức vừa và cao như mong đợi.”

Qua khảo sát và điều tra nghiên cứu tại vùng nông thôn địa phương, nhiều lần trồng thử nghiệm, lựa chọn và cải thiện hạt giống lúa, ông Lã Vinh Hoa đã có một bước mở đầu tốt đẹp. Thái độ làm việc cần mẫn, tận tâm của ông Lữ Vinh Hoa đã được các chuyên gia Việt Nam ghi nhận.

Năm 2016, Dự án xây dựng Hành lang Khoa học kỹ thật nông nghiệp vùng biên giới Trung-Việt đã khởi động tại Việt Nam, ông Lã Vinh Hoa lại dẫn đầu đoàn đưa các loại giống ngô nếp lai, dưa ngọt, nho, các loại rau …của Trung Quốc đến Việt Nam, chọn ra loại giống phù hợp, khiến miền Bắc Việt Nam lần đầu tiên có thể thu hoạch 2 vụ nho một năm. Hiện nay, dưới sự thúc đẩy của ông Lã Vinh Hoa, Viện Khoa học nông nghiệp Quảng Tây đã thành lập 7 cơ sở thí điểm nông nghiệp với hơn 50 khu thí điểm.

Tháng 12 năm 2016, để tuyên dương những người có đóng góp nổi bật trong hợp tác nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam đã trao Giải Huân chương sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn của Bộ Nông nghiệp Việt Nam cho 11 chuyên gia 4 nước, ông Lã Vinh Hoa là một trong những chuyên gia trong đó.

“Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo chính trên thế giới, trong đó có loại giống gạo đến từ Trung Quốc chúng tôi. Đây là điều đáng vô cùng tự hào của tôi. Hiện nay Trung Quốc hàng năm đều cử các kỹ sư nông nghiệp trẻ đến Việt Nam để giao lưu khoa học nghiên cứu tại Việt Nam, mong sẽ đào tạo càng nhiều nhân tài trẻ Trung-Việt, cùng nhau mở rộng lĩnh vực hợp tác nông nghiệp Trung-Việt !”