Hi, Cảnh Mại Sơn!
Ngày 19/11, trong thời gian diễn ra Hội chợ Du lịch Quốc tế Trung Quốc 2023, lễ treo bảng “Di sản văn hóa thế giới - Cảnh quan văn hóa rừng trà cổ Cảnh Mại Sơn Phổ Nhĩ” đã tổ chức tại núi Cảnh Mại Phổ Nhĩ.
“Cảnh quan văn hóa rừng trà cổ Cảnh Mại Sơn Phổ Nhĩ” nằm ở huyện tự trị dân tộc La Hô, Lan Thương, thành phố Phổ Nhĩ, tỉnh Vân Nam. Từ thế kỷ thứ 10 sau Công nguyên, tổ tiên của dân tộc Bố Lãng và dân tộc Thái lần lượt di cư đến núi Cảnh Mại định cư, họ khám phá và tìm hiểu cây chè nguyên sinh ở đây, tận dụng hệ thống sinh thái rừng để tìm kiếm kỹ thuật trồng “trà dưới rừng”, dần dần hình thành một rừng chè cổ thụ rộng hàng nghìn hecta. Vào ngày 17 tháng 9, “Cảnh quan văn hóa rừng trà cổ Cảnh Mại Sơn Phổ Nhĩ” đã được ghi danh thành công vào “Danh sách Di sản Thế giới”, trở thành di sản thế giới đầu tiên trên thế giới lấy trà làm chủ đề.
“Cấu trúc rừng ở đây rất nguyên vẹn.” Lan Tăng Toàn, chuyên gia về cây chè cổ thụ từ Đại học Lâm nghiệp Tây Nam, giới thiệu rằng việc sử dụng hệ sinh thái rừng để cung cấp chất dinh dưỡng và ngăn ngừa sâu bệnh, mà không cần bón phân và thuốc trừ sâu, có ích cho việc tạo ra trà hữu cơ chất lượng cao. “Khi đại đa số các vườn chè áp dụng 'mô hình vườn trồng trọt' quy mô lớn và nông trường hóa, mô hình vườn chè truyền thống này càng thêm quý báu hơn.” Anh Toàn nói.
Vùng sâu trong rừng chè là những ngôi làng cổ. Ông Tô Quốc Văn, năm nay 80 tuổi, sống ở làng Mang Cảnh trên Cảnh Mại Sơn. “Trà không thể tách rời cuộc sống của chúng tôi.” Ông Văn nói, hiện nay miễn là tình trạng sức khỏe cho phép, ông mỗi năm đều đi hái trà và chế biến trà cùng với gia đình. Lá chè được đóng gói trong ống tre,cặp đeo được làm bằng gỗ, và hình dáng của cây trà cổ thụ được trang trí trên mái làng v.v. Văn hóa truyền thống lấy thiên nhiên và sự cộng sinh giữa con người và trà cổ thụ đã hòa nhập vào tất cả các khía cạnh của cuộc sống dân làng từ lâu.
Thu xếp từ: Nhân Dân Nhật báo, Vân Nam net
Ảnh: Trần Phi (Vân Nam Nhật báo)
Phiên dịch: Lý Linh
Thẩm định: Trần Thị Thanh Nga