Về hợp tác Trung - Việt, họ nói thế này!

2023-12-13 17:05:51
Nguồn:

“Cả Việt Nam và Trung Quốc đều đang thúc đẩy sự nghiệp hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa của mình, đều coi quan hệ Việt - Trung là hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mỗi nước và đều coi sự phát triển của nhau là cơ hội phát triển của chính mình”. Ngày 20/10, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã nói điều này khi gặp Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” lần thứ 3.

Trong tâm trí bà Thái Hương - Chủ tịch Tập đoàn TH True Milk Việt Nam, có một cảnh tượng khó quên: Tại Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần đầu tiên tổ chức vào năm 2018, “Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến gian hàng của chúng tôi để tìm hiểu thêm về sản phẩm”. Từ đó hãng sữa Việt này gắn liền với Trung Quốc. Với nỗ lực chung của các đối tác Trung Quốc, Tập đoàn TH true Milk đã trở thành công ty sữa Việt Nam đầu tiên có được mã số xuất khẩu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp vào năm 2019. Ngày nay, sản phẩm của công ty đã xuất hiện trên kệ siêu thị ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và những nơi khác, đồng thời đã mở các cửa hàng trực tuyến chính thức trên nhiều nền tảng thương mại điện tử.

Tại Hội chợ xúc tiến chuỗi cung ứng quốc tế Trung Quốc lần đầu tiên kết thúc cách đây không lâu, bà Nguyễn Thị Minh Hà, giám đốc thương hiệu của Công ty TNHH SunshineViệt Nam cho biết, Hội chợ triển lãm mang đến cho các công ty cơ hội hội nhập sâu rộng với thị trường Trung Quốc, ngành công nghiệp khổng lồ quy mô thị trường và mạng lưới hậu cần thông suốt thúc đẩy hoạt động hiệu quả của nhiều yếu tố khác nhau trong chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sản lượng điện sản xuất lũy kế vượt 41 tỷ kilowatt giờ, thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật, công nghệ và thiết bị trong nước đạt hơn 1 tỷ USD, hơn 80 tiêu chuẩn Trung Quốc đã được triển khai tại Việt Nam... Lô dự án triển khai đầu tiên của Sáng kiến “Vành đai, Con đường” do Việt Nam và Trung Quốc cùng xây dựng là Công ty Khí đốt Vĩnh Tân của Việt Nam. Nhà máy điện than đã vận hành an toàn hơn 5 năm qua, góp phần giảm bớt đáng kể tình trạng thiếu điện ở miền Nam Việt Nam.

Khu vực dự án BOT giai đoạn 1 của nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân tại Việt Nam, chụp tại tỉnh Bình Thuận, Việt Nam ngày 24/3/2021. (Ảnh do Công ty Vĩnh Tân Việt Nam China Southern Power Grid cung cấp)


Tuyến 2, dự án đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam do một doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng, đã đi vào hoạt động được 2 năm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân, cải thiện hiệu quả điều kiện giao thông địa phương và thúc đẩy hiệu quả sự phát triển kinh tế của thủ đô Việt Nam, một phần không thể thiếu trong việc cùng xây dựng sáng kiến “Vành đai và Con đường” và dự án mốc cập bến chiến lược “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” của Việt Nam.



Tại Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, tàu chạy trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh do bộ phần dự án đường sắt đô thị cục sáu đường sắt Trung Quốc cung cấp)

Hợp tác năng lượng xanh “Vành đai và Con đường” liên tục mang lại lợi ích cho người dân các quốc gia cùng xây dựng, trong đó có Việt Nam. Lộ Hà Phong, phó tổng giám đốc của China Jinlang Technology Co., Ltd., công ty tham gia vào ngành quang điện, cho biết trong những năm gần đây, thị trường Đông Nam Á tỏ ra quan tâm mạnh mẽ đến các sản phẩm năng lượng xanh từ Trung Quốc “ Chúng tôi cây dựng nhà máy ở Việt Nam với công suất 5GW.”

Nguồn văn: Tân Hoa xã
Phiên dịch: Trần Thần
Thẩm định: Trần Thị Thanh Nga

Về hợp tác Trung - Việt, họ nói thế này!