Phân tích chính sách| Điểm giám sát được chỉ định đối với trái cây nhập khẩu tại cảng đường sắt Ma Han, Cơ hội ở Vân Nam là gì?
Vào ngày 30 tháng 11, địa điểm giám sát được chỉ định đối với trái cây nhập khẩu tại Cảng đường sắt Ma Han đã thông qua nghiệm thu của Tổng cục Hải quan. Ngày 3/12, lô trái cây nhập khẩu đầu tiên được nhập cảnh thẳng qua Cảng đường sắt Ma Han đã hoàn thành công tác giám sát hải quan và thông quan thành công để đưa sang Trung Quốc.
Hỏi: Địa điểm giám sát được chỉ định đối với trái cây nhập khẩu tại Cảng Đường sắt Ma Han là ở đâu?
Trả lời: Địa điểm giám sát trái cây nhập khẩu được chỉ định tại Cảng Đường sắt Ma Han có các khu vực chức năng khác nhau, bao gồm giàn kiểm định trái cây nhập khẩu, khu xử lý kiểm dịch, phòng xử lý lạnh, phòng kỹ thuật,… được trang bị giàn kiểm định trái cây (1802 mét vuông) và kho lạnh trái cây (2683,9 mét khối). Địa điểm được đặt tại nơi làm việc của giám sát Cảng đường sắt Ma Han, có thể đáp ứng hiệu quả nhu cầu giám sát kiểm tra và kiểm dịch của toàn bộ quá trình kinh doanh trái cây nhập khẩu.
Hỏi: Vai trò của địa điểm giám sát được chỉ định là gì?
Trả lời: Địa điểm giám sát được chỉ định đối với trái cây nhập khẩu là địa điểm giám sát được chỉ định toàn diện đầu tiên tại Cảng Đường sắt Ma Han đã thông qua nghiệm thu của Tổng cục Hải quan. Sau đó, các địa điểm giám sát được chỉ định đối với các mặt hàng lương thực và các sản phẩm thủy sản ướp lạnh cũng sẽ được đưa vào sử dụng sau các đợt kiểm tra liên tiếp, điều này sẽ nâng cao hơn nữa các chức năng tổng thể của Cảng Đường sắt Ma Han.
Kết hợp với sự tiến bộ trong việc tiếp cận kiểm dịch nông sản ở các nước láng giềng, các mặt hàng nông sản, thực phẩm chất lượng cao của Lào, Thái Lan và các nước ASEAN khác, với lợi thế thông quan thuận tiện và vận chuyển hàng hóa quốc tế quy mô lớn trên tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào, có thể được bán cho thị trường trong nước một cách an toàn và nhanh chóng hơn hoặc thậm chí tái xuất khẩu ra nước ngoài.
Hỏi: Làm thế nào để nắm bắt tốt hơn các cơ hội để thúc đẩy sự phát triển của thương mại xuất nhập khẩu trái cây Vân Nam?
Trả lời: Trước vấn đề này, các chuyên gia của Viện Thương mại Quốc tế Vân Nam đã đưa ra ba gợi ý: Thứ nhất, tận dụng tối đa tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào và các địa điểm giám sát trái cây được chỉ định để mở rộng quy mô xuất nhập khẩu trái cây. Kích thích sức sống của thị trường dọc theo tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào, xây dựng Vân Nam thành một tỉnh xuất khẩu trái cây hàng đầu và nâng cao khả năng cạnh tranh của trái cây xuất khẩu. Thứ hai là đẩy mạnh chế biến nông sản cho thị trường nội địa. Thực hiện chế biến các mặt hàng nhập khẩu từ Lào, Thái Lan như trái cây đặc sản, hạt điều, sắn, thủy hải sản để đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước; tích cực sử dụng các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước để đẩy mạnh nhập khẩu và phân phối trái cây. Thứ ba là tăng cường hợp tác khu vực. Xây dựng các đơn vị thu mua trái cây ở nước ngoài; tăng cường đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp “vươn ra thế giới”; thực hiện các biện pháp như tích cực hợp tác với Lào và Thái Lan để cùng xây dựng cơ sở chế biến thực phẩm, tăng cường trao đổi khoa học công nghệ và hợp tác nâng cao năng lực trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nguồn: Vân Nam Nhật báo
Phóng viên: Hàn Thành Viên tổng hợp (Vân Nam Nhật báo)
Phiên dịch: Trần Thần, Trần Thị Thanh Nga