Câu chuyện Hai kỳ họp| Một "lớp học mở" về dân chủ kiểu Trung Quốc
Hàng năm, “Hai kỳ họp” của Trung Quốc là cửa sổ quan trọng để thế giới theo dõi Trung Quốc, đồng thời cũng là một “lớp học mở” sống động về dân chủ kiểu Trung Quốc.
Lưu Dĩnh| Tân Hoa xã
“Hai kỳ họp” năm nay trùng với thời điểm thay đổi nhiệm kỳ, trong đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc và ủy viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, cũng có sự tham gia của nhiều gương mặt mới.
Trong những năm qua, Trung Quốc không ngừng củng cố nền dân chủ: Trong số đại biểu của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc năm nay, số người đại diện cho công nhân và nông dân chiếm 16,69%; trong số các ủy viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, các thành viên không thuộc về ĐCSTQ chiếm 60,8%. Công nhân công nghiệp tuyến đầu, giáo viên ở nông thôn, bí thư của đảng bộ chi nhánh ở nông thôn, doanh nhân, các đảng phái dân chủ và những người không đảng phái... họ sẽ đưa ra những thông tin mới nhất và các vấn đề khác nhau trong khu vực, lĩnh vực và trong ngành để trao đổi và thảo luận, cung cấp tài liệu tham khảo quan trọng cho việc quyết định cấp cao và xây dựng chính sách.
Hiện nay, Trung Quốc đạt hơn 200,000 nhà đại biểu và trạm liên lạc của đại biểu tại các vùng khác nhau , các đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc thường tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát, hội thảo một cách rộng rãi để thúc đẩy việc giải quyết các vấn đề cấp bách và vấn đề bức xúc của nhân dân. Trong 5 năm qua, Ủy ban của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc đã nhận được hơn 29.000 đề xuất và tổng hợp hơn 9.000 về tệ nạn xã hội và thông tin dư luận, nhiều ý kiến và đề xuất đã trở thành sự lựa chọn chính sách của đảng và chính phủ.
Toàn bộ quá trình dân chủ nhân dân ở Trung Quốc không chỉ bao gồm các cuộc bầu cử dân chủ, mà còn bao gồm nhiều liên kết như hiệp thương dân chủ, quyết định dân chủ, quản lý dân chủ và giám sát dân chủ, không chỉ chú ý đến các vấn đề phát triển quốc gia lớn mà còn chú ý đến những vấn đề quản trị xã hội và những việc vặt vãnh hàng ngày của người dân.
Ví dụ, một đại biểu đã giới thiệu về "phòng họp tại sân nhỏ": Làm thế nào để xây dựng bãi đậu xe cộng đồng, sửa chữa đường ống thoát nước và các vấn đề nhỏ của quần chúng đều do đại biểu dân cư thảo luận và giải quyết. Việc của dân phải do dân quyết định, những thực hành dân chủ như "phòng họp tại sân nhỏ” là sự thể hiện sinh động của nền dân chủ nhân dân về sự liên kết chặt chẽ, hình thức phong phú, bao trùm rộng khắp, đảm bảo và ủng hộ nhân dân làm chủ đất nước.
Ngày nay, dân chủ đã từ một khái niệm giá trị chuyển thành một hình thức thể chế và cơ chế quản lý đi sâu vào đất nước Trung Quốc, bao trùm mọi khía cạnh của quản trị quốc gia và phản ánh trong mọi khía cạnh của sự phát triển kinh tế và xã hội, nhân dân Trung Quốc đã làm chủ đất nước, xã hội và vận mệnh của chính mình.
Nguồn: Nhân dân Nhật báo
Phóng viên: Lãnh Ba (Nhân dân Nhật báo)
Phiên dịch: Trần Thần, Trần Thị Thanh Nga