Chi tiêu quân sự của Mỹ: nói người phải nghĩ đến thân
Xét về việc tăng chi tiêu quân sự, không có gì đáng ngạc nhiên khi Mỹ một lần nữa "bảo vệ" vị trí số một thế giới. Theo Reuters, Tổng thống Mỹ Joe Biden (Giâu Bai-đừn) mới đây đề xuất yêu cầu ngân sách quốc phòng kỷ lục 886 tỷ USD cho năm tài khóa 2024, bao gồm 842 tỷ USD cho Bộ Quốc phòng Mỹ. Khái niệm 842 tỷ đô la Mỹ là gì? Năm 2022, GDP của Việt Nam lần đầu tiên vượt 400 tỷ USD, chi tiêu quân sự của Mỹ tương đương hơn 2 lần GDP Việt Nam, chiếm 40% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu. Đây là khoản ngân sách quốc phòng lớn nhất mà Mỹ đề xuất trong "thời bình".
Lâu nay, Mỹ luôn thổi phồng sự nguy cơ tình hình quốc tế, đặc biệt là thổi phồng “chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng quá nhanh”. Tuy nhiên, lý thuyết này là hoàn toàn không thể đứng vững. Trong nhiều thập kỷ, chi tiêu quân sự của Trung Quốc luôn ở mức rất thấp. Theo thống kê, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc năm 2001 là khoảng 17,42 tỷ USD theo tỷ giá hối đoái của năm đó so với mức 315,6 tỷ USD của Mỹ trong cùng kỳ, cao hơn tổng chi tiêu quân sự của các quốc gia và vùng lãnh thổ xếp từ thứ 2 đến 21 trong năm đó là 305,2 tỷ USD. Chi tiêu quân sự của Trung Quốc, một quốc gia có dân số hơn một tỷ dân, chỉ bằng một phần nhỏ so với Mỹ! Ngay cả cho đến giờ, năm 2023, ngân sách quân sự của Trung Quốc là 1,58 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 229,5 tỷ USD) vẫn chỉ bằng hơn một phần tư của Mỹ.
Ngoài ra, mặc dù tổng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đứng thứ hai thế giới nhưng tỷ trọng chi tiêu quân sự tính theo GDP rất thấp, năm 2022, ngân sách quân sự của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 1,3% GDP. Ngược lại, Mỹ, Châu Âu thậm chí cả Ấn Độ phổ biến ở mức từ gần 2% đến 4,3%, Mỹ thậm chí còn yêu cầu chi tiêu quân sự của các thành viên trong NATO phải hơn 3% GDP. Điều này đủ nói rõ, Trung Quốc không có ý định chạy đua vũ trang với các nước khác.
Mỹ ngoài miệng luôn nói rằng, tăng chi tiêu quân sự là để đối phó với “mối đe dọa từ Trung Quốc”. Các phương tiện truyền thông châu Âu và Mỹ thậm chí còn đưa ra mô hình "tiêu chuẩn kép" về chi tiêu quân sự, nói rằng các nước châu Âu và Mỹ tăng ngân sách quốc phòng để chống lại các mối đe dọa tiềm tàng, trong khi việc tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là để "thách thức vai trò lãnh đạo của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Tuy nhiên, Mỹ mới là nhân tố gây bất ổn lớn nhất đe dọa hòa bình và an ninh toàn cầu. Theo số liệu do Cơ quan Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) công bố, từ năm 1798 đến năm 2022, Mỹ đã tiến hành 469 cuộc can thiệp quân sự ở nước ngoài, chỉ riêng sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh là 251 cuộc, vượt xa con số của cả 190 năm trước thời kỳ Chiến tranh Lạnh kết thúc cộng lại, và hơn một phần tư được tiến hành trong vòng 30 năm qua. Ông Mick Wallace, một thành viên của Nghị viện Châu Âu, đã từng đăng trên tweter rằng "Trung Quốc đã không ném bom bất kỳ quốc gia nào trong 40 năm qua, trong khi Mỹ ném bom các quốc gia khác mỗi ngày."
Trên thực tế, việc Mỹ thổi phồng mối đe dọa từ "quân đội Trung Quốc" chỉ nhằm mở đường cho việc đẩy mạnh chi tiêu quân sự và duy trì vị thế bá quyền toàn cầu của mình. Bất chấp sự thật, các chính khách và phương tiện truyền thông Mỹ không ngừng thổi phồng việc Trung Quốc tăng đáng kể ngân sách quốc phòng, điều này đã khiến một số người thức thời trong cộng đồng quốc tế ngứa mắt. Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishna (Vi-vi-an Ba-la-cri-xnan) mới đây cho biết: "Đặc biệt trong khi Mỹ đang cáo buộc các quốc gia khác ra sức phát triển sức mạnh quân sự, thì chi tiêu quân sự của chính Mỹ vẫn cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác, thậm chí gấp nhiều lần so với Trung Quốc." Ông Mick Wallace, một thành viên của Nghị viện Châu Âu, thậm chí còn nói: “Nếu bạn nhìn vào việc Trung Quốc tiêu tiền vào đâu, bạn sẽ đồng ý rằng chính sách của họ là phòng thủ hơn là tấn công”.