Vận tải cao tốc xuyên biên giới Trung Quốc-Việt Nam đang "tăng tốc" kết nối với thế giới
Mới đây, cà phê, hạt điều và mít của Việt Nam, bia Lào, sản phẩm mủ cao su và thủ công mỹ nghệ của Thái Lan, sầu riêng Musang King của Malaysia... đã hội tụ tại hoạt động mùa tiêu dùng 2023 tại Vườn Logistich quốc tế ASEAN ở Trùng Khánh, được quảng bá và tiêu thụ theo hình thức trực tuyến và ngoại tuyến.
Bên cạnh đó, tại Kho hàng Tây Nam của công ty mua sắm toàn cầu JingDong nằm trong cơ sở Logistich đường bộ Trùng Khánh, các sản phẩm đến từ khắp nơi trên thế giới cũng được tập trung tại đây, bao gồm hơn 3.000 sản phẩm trong đó có các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam, để người tiêu dùng trực tuyến lựa chọn.
"Kể từ đầu năm đến nay, lượng đơn đặt hàng trung bình mỗi ngày đã đạt 7.000 đơn hàng, doanh số các sản phẩm dành cho bà mẹ và trẻ em, sản phẩm chăm sóc sức khỏe và mỹ phẩm tương đối tốt." Bà Vương Tịnh, Giám đốc Kho hàng Tây Nam của công ty mua sắm toàn cầu JingDong cho biết, hiện tổng cộng có khoảng 320 thương gia trong kho Tây Nam, với hơn 3.300 loại hàng hóa.
Các mặt hàng này vận chuyển trực tiếp “door to door" từ các nước ASEAN đến Vườn Logistich quốc tế ASEAN tại Trùng Khánh thông qua tuyến xe cao tốc xuyên biên giới. "Trong hai ngày cuối tuần, công ty chúng tôi đã gửi 56 chuyến xe tải xuyên biên giới đến Việt Nam, Lào và các nước ASEAN." Ông Đinh Thuận Lợi, Tổng Giám đốc Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thuận Quân Ý, Trùng Khánh cho biết. Trước đó, hàng hóa xuất khẩu sang các nước ASEAN phải mất khoảng 1 tháng khi kết hợp vận tải cả bằng đường sông và đường biển.
Hiện nay, thông qua tuyến đường cao tốc xuyên biên giới, hàng hóa chỉ mất có 2 ngày là đến địa chỉ người nhận. Hiệu quả lưu thông phân phối được cải thiện rất nhiều. Ngày càng có nhiều hàng hóa của Trung Quốc đi ra thế giới thông qua tuyến đường cao tốc xuyên biên giới, cũng như ngày càng nhiều hàng hóa từ khắp nơi trên thế giới được đưa vào thị trường Trung Quốc thông qua tuyến đường này.
Tuyến đường cao tốc xuyên biên giới do Công ty logistich quốc tế ASEAN Đường bộ Trùng Khánh vận hành. Hiện nay, tuyến đường cao tốc xuyên biên giới đã mở 11 tuyến đường hướng tới Đông Nam Á, Trung Á và Nam Á, trong đó, "Tuyến đường phía Đông" của tuyến đường ASEAN chạy từ Trùng Khánh đến Việt Nam, lần đầu tiên khai trương vào tháng 4/2016. Lộ trình là Trùng khánh - Hữu Nghị Quan Bằng Tường -- Hà Nội -- Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, tổng chiều dài đến Hà Nội là 1.400 km, thời gian vận chuyển door to door mất khoảng 2 ngày; tổng chiều dài đến thành phố Hồ Chí Minh là 3.200 km, thời hạn giao hàng tận nơi khoảng 5 ngày. Ông Trần Tinh Vũ, Phó Tổng Giám đốc Công ty logistich quốc tế ASEAN Đường bộ Trùng Khánh cho biết: "Tính đến ngày 31/3/2023, tổng cộng đã có 8.714 chuyến xe tải đường cao tốc xuyên biên giới từ Trùng Khánh đến Việt Nam, chiếm 67 % trên tổng số, giá trị hàng hóa vượt quá 6,5 tỷ nhân dân tệ."
Tuyến đường cao tốc xuyên biên giới kết nối Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới như Hữu Nghị Quan, Đông Hưng, Long Bang ở Quảng Tây và Hà Khẩu ở Vân Nam, với lợi thế hiệu quả cao, an toàn và linh hoạt, tuyến đường còn có thể cung cấp cho khách hàng các phương án vận chuyển, lưu thông hàng hóa toàn bộ hành trình, dịch vụ một cửa thực hiện giao hàng trực tiếp 'door to door', thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thương mại và đầu tư giữa các công ty logistich của Trùng Khánh và Việt Nam, đặc biệt là hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của hai bên.Sau khi Trung Quốc điều chỉnh và tối ưu hóa biện pháp phòng chống dịch Covid-19, Công ty logistich quốc tế ASEAN Đường bộ Trùng Khánh sẽ tiếp tục có những điểm sáng mới trong hợp tác với Việt Nam, đẩy nhanh tiến độ kết nối RCEP.
Ông Trần Tinh Vũ cho biết: “Tuyến đường cao tốc xuyên biên giới sẽ tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài, nhắm đến dịch vụ nhập khẩu các sản phẩm đặc sắc của Việt Nam như trái cây và sản phẩm tươi sống, tích cực mở ra thị trường mới tại Việt Nam, phát triển chuỗi cung ứng logistich đông lạnh, thúc đẩy vận tải đường bộ xuyên biên giới phát triển chất lượng cao. Tuyến đường cao tốc xuyên biên giới sẽ còn tiếp tục tăng cường hợp tác với các trung tâm phân phối tại nước ngoài của Việt Nam, phát huy đầy đủ các chức năng kho bãi, tập kết và phân phối, tích cực thúc đẩy hoạt động hàng ngày của các dự án vận chuyển cao tốc xuyên biên giới, tăng cường khả năng phân phối tại Việt Nam.”
Ý tưởng này trùng hợp với ông Trần Đức Nghĩa, Tổng Giám đốc của Công ty TNHH quốc tế Delta Việt Nam. Ông Trần Đức Nghĩa cho rằng, sự hợp tác toàn diện giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế, khai báo và kiểm tra hải quan, phân phối nhanh chóng, v.v. có lợi cho việc xây dựng mạng lưới dịch vụ logistics ở Đông Nam Á, cùng phát triển thị trường, tăng cường hợp tác liên khu vực giữa hai nước dựa trên cơ sở hạ tầng và nguồn khách hàng giữa hai bên, góp phần xây dựng hành lang mới cho sự phát triển thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.