Nhiều nơi Trung Quốc khám phá “việc làm cho các bà mẹ” để giảm bớt gánh nặng sinh đẻ

2023-06-15 10:59:24
Nguồn:

Hơn 3 năm trước, một thông tin tuyển dụng về “việc làm cho các bà mẹ” khiến Lý Phương, một cô gái thế hệ 9X quay lại nơi công sở. Đối với công việc này, Lý Phương hài lòng nhất là thời gian công việc có thể sắp xếp linh hoạt, cuối tuần có thể dành thời gian cho con.

Ngoài tỉnh Thiểm Tây nơi Lý Phương cư trú, “việc làm cho các bà mẹ” để giải quyết nỗi ưu phiền của nhiều người mẹ đã xuất hiện ở nhiều nơi tại Trung Quốc. Vào giữa tháng 4 năm nay, tỉnh Quảng Đông đã công khai xin ý kiến xã hội về việc thực hiện mô hình “việc làm cho các bà mẹ”. “Kinh nghiệm khám phá ‘việc làm cho các bà mẹ’ có thể cung cấp một con đường thao tác về việc làm cân bằng giữa nghề nghiệp và nuôi con cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là phụ nữ.” Trương Lỗi, phó giám đốc Viện nghiên cứu Dân số thuộc Đại học Bắc Kinh, cho biết, tạo ra những công việc này phải đạt được hiệu quả “win-win” cho cá nhân và nhà tuyển dụng mới có thể thực hiện lợi ích bền vững.

Chị Phương có để ý thấy, ngay từ tháng 7 năm ngoái, một số chính sách và biện pháp đã nghiêng về phía “việc làm cho các bà mẹ”, bao gồm hỗ trợ việc làm, giảm thuế và bảo vệ quyền lợi của cả hai bên. Mùa xuân năm nay, một cư dân mạng đã chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội về việc tham dự cuộc họp tuyển dụng ngoại tuyến “việc làm cho các bà mẹ”. Chị ấy nói: “Nhà máy, khách sạn, nhà hàng đều có việc làm, giờ làm việc từ 8 giờ sáng đến 4 giờ 30 chiều thìquá thích hợp với tôi.”

“Hiện nay ‘việc làm cho các bà mẹ’ được tạo ra để dành cho phụ nữ, có lợi thế như yêu cầu của việc làm không cao, thời gian làm việc linh hoạt, thúc đẩy phụ nữ ‘cân bằng nghề nghiệp và nuôi con’ v.v.” Cô Trương Lỗi cũng đề nghị, tăng cường sự công nhận giá trị của trách nhiệm nuôi dạy con cái chung của nam giới và nữ giới, thay đổi “việc làm cho các bà mẹ” thành “việc làm cho cha mẹ” và hỗ trợ việc làm bình đẳng cho nam giới nuôi con cùng nhau.

Nguồn: Báo Thanh Niên Trung Quốc
Phóng viên: Chu Sắc Vân
Phiên dịch: Lý Linh, Trần Thị Thanh Nga
 

Nhiều nơi Trung Quốc khám phá “việc làm cho các bà mẹ” để giảm bớt gánh nặng sinh đẻ