Tìm kiếm hành lang mới - Phỏng vấn riêng Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Trung Nguyễn Vinh Quang: Sự hợp tác Việt Nam – Vân Nam tìm ra “lời giải” trong sự khác nhau của hai bên

2023-07-25 14:45:15
Nguồn:

Kể từ 10 năm trước “Vành đai và con đường” được triển khai đến nay, các dự án đường sắt như “Đường sắt Trung Quốc - Lào”, “Vận chuyển liên kết quốc tế đường sắt Trung Việt”, “Đường mới Trung Quốc - Myanmar”, “Tuyến tàu Trung - Âu” đã không ngừng mang đến cho định nghĩa “con đường“ những hàm ý mới và sâu sắc hơn. Dưới sự chăm sóc của các bên, tái tạo các tuyến đường dần trở thành một không gian mới để phát triển. Trên việc đả thông các hành lang đường bộ và đường biển (trong đó bao gồm cả các hành lang Logisitic, giao thông hàng hoá và qua lại bình thường) đối với khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, cũng như mở rộng và nâng cao chất lượng mở cửa hội nhập, có thể nói đang được tiến hành gấp rút từng ngày từng đêm.

Từ ngày 14/07, Phóng viên của Trung tâm truyền thông quốc tế khu vực Đông Nam Á của tỉnh Vân Nam, đã lần lượt đến với Lao, Việt Nam, và các nước khác trong khu vực, men theo những con đường mới, ghi lại những khoảnh khắc giao thoa, cùng viết nên những câu chuyện phồn hoa nơi tuyến đầu của sự hội nhập.
Gần đây, đoàn phỏng vấn Việt Nam của “Tìm kiếm hành lang mới” đã có cuộc phỏng vấn riêng với Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Trung, Cố vấn cấp cao Trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển Quốc tế Nguyễn Vinh Quang. Ông cho biết, 10 năm kể từ khi sáng kiến cùng nhau xây dựng chiến lược “Vành đai và con đường” được đưa ra, hai nước Việt - Trung đã phát huy lợi thế về địa lý, con người, tạo lên điểm tăng trưởng hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
Ông Nguyễn Vinh Quang là chuyên gia có thâm niên về các vấn đề Trung Quốc, đồng thời cũng là một dịch giả, từng giữ chức Vụ trưởng Vụ Trung Quốc - Đông Bắc Á, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Công sứ Việt Nam tại Trung Quốc, đồng thời là dịch giả chính ấn phẩm Tập Cận Bình về quản lý nhà nước Trung Quốc. Ông đã tới thăm 27 tỉnh thành của Trung Quốc, tính đến thời điểm hiện tại ông đã quan tâm và nghiên cứu về mô hình phát triển của Trung Quốc được 45 năm. Chính sách cải cách mở của cửa Trung Quốc là một thành tựu vô cùng to lớn, là con đường duy nhất đưa Trung Quốc đến với sự phát triển tiến bộ. Hai nước Việt - Trung có đặc thù như trước đây, nguyên Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đã từng nói, hai nước Trung-Việt “Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương đồng, Văn hóa tương thông, Vận mệnh tương quan" (sông núi gắn liền, cùng chung lý tưởng, hoà nhập văn hoá, vận mệnh liên quan).
Kể từ khi thực hiện cải cách mở cửa những năm 80 của thế kỷ 20 đến nay, Việt Nam đã tích cực phát triển nền kinh tế định hướng ngoại , hội nhập Quốc tể một cách chủ động, tích cực, sâu rộng, cụ thể và hiệu quả. Kinh tế phát triển nổi bật, “trong đó có rất nhiều kinh nghiệm quý báu tham khảo của Trung Quốc”.
Trung Quốc là đối tác thương mai lớn nhất, là nguồn nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, đồng thời Việt Nam cũng là quốc gia đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2022, kim ngạch thương mại song phương Việt – Trung đạt 234,92 tỷ USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước. Kể từ năm ngoái, hai bên đã duy trì trao đổi cấp cao mật thiết, đạt được một một loạt những đồng thuận quan trọng. Ông Nguyễn Vinh Quang cho biết, những mục tiêu cùng phát triển của lãnh đạo cấp cao song phương đã tạo nên sự phấn chấn. Những vấn đề giữa hai nước không ngừng được nhắc lại như mở rộng năng lực hợp tác, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và hợp tác kết nối, nhanh chóng hoàn thành rà soát quy hoạch quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng đây đều là những nút giao cùng có lợi của hai nước.
Từ ngày 27 tháng 3 đến ngày 3 tháng 4 năm nay, bí thư tỉnh ủy Vân Nam, Đảng Cộng Sản Trung Quốc Vương Ninh dẫn đầu đoàn đại biểu hữu nghị tỉnh Vân Nam tới thăm 3 nước Việt Nam, Lào, Myanmar. Hai bên Việt – Trung bày tỏ nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như trao đổi giữa các đảng địa phương, đào tạo nhân sự, nông nghiệp, kinh tế và thương mại, du lịch và giao thông. Ông Nguyễn Vinh Quang chia sẻ, Việt Nam rất coi trọng việc hợp tác cùng Vân Nam, Việt Nam - Vân Nam cần tìm ra “lời giải” trong giữa những sự khác biệt của đôi bên. Đặc biệt trên phương diện thương mại xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và hải sản, hai bên đang cùng nỗ lực xây dựng duy trì ổn định chuỗi cung ứng. Ông hy vọng, việc tiếp tục mở ra những tuyến đường sắt, đường quốc lộ, chuỗi cung ứng lạnh có thể giúp hải sản của Hải Phòng được xuất hiện trong các bữa ăn của người dân Vân Nam, thực hiện phương châm “buổi sáng đánh bắt, buổi tối sử dụng”. Thông qua Vân Nam, các mặt hàng của Việt Nam sẽ được mở rộng tới thị trường Trung Quốc và thế giới.
Hai người con của ông Nguyễn Vinh Quang đều từng học tập tại Trung Quốc, gia đình ông nhờ duyên may mà trở nên quen thuộc và hiểu biết về Trung Quốc, ông nhiều lần nhấn mạnh việc học ngôn ngữ và giao lưu văn hóa là cầu nối đi lại của con người. Ông Nguyễn Vinh Quang là người hâm mộ của bộ phim “Tây du ký” và “khát vọng”. Vào những năm 90 của thế kỷ 20, bộ phim “Khát vọng” được rất nhiều người đón nhận sau khi được chiếu tại Việt Nam, thông qua sự giới thiệu của ông Nguyễn Vinh Quang, đoàn diễn chính đã từng đến gặp mặt các khán giả Việt Nam trong không khí ấm áp và hài hòa.
Gần đây, đề thi thử môn tiếng Trung trong kỳ thi tuyển sinh đại học của Việt Nam được bàn tán sôi nổi trên mạng, học tiếng Trung, nghe nhạc Trung thịnh hành, xem phim Trung đang dần trở thành trào lưu của các bạn trẻ Việt Nam. “Học tốt tiếng Trung, thì mới dễ làm kinh doanh”, mỗi khi ông Nguyễn Văn Quang nhận được câu hỏi “liệu có cần đi Trung Quốc du học? làm thế nào để học tốt tiếng Trung?” từ các bạn trẻ, ông đều trả lời rằng: “Đằng sau ngôn ngữ chính là văn hóa, và ẩn chứa đằng sau văn hóa ấy lại là trí tuệ của cả một quốc gia.”

Nguồn: Vân Nam nhật báo

Phiên dịch: Trần Thần

Thẩm định: Trần Thị Thanh Nga

Tìm kiếm hành lang mới - Phỏng vấn riêng Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Trung Nguyễn Vinh Quang: Sự hợp tác Việt Nam – Vân Nam tìm ra “lời giải” trong sự khác nhau của hai bên