Ngân hàng thời gian, mở ra mô hình mới về lương hưu thông minh
Trong những năm gần đây, nhiều nơi Trung Quốc đã khám phá và thực hiện cơ chế “ngân hàng thời gian” dịch vụ hưu trí. Cư dân thường trú từ 18 tuổi trở lên sau khi được đào tạo có thể thiết lập tài khoản cá nhân tương ứng tại “ngân hàng thời gian” bằng cách tham gia hoạt động tình nguyện, mỗi 1 tiếng dịch vụ có thể nhận được 1 “Time coin” và gửi vào tài khoản. “Time coin” có thể dụng để hối đoái các dịch vụ hưu trí có liên quan.
Tình nguyện viên chức mừng sinh nhật của các ông bà (Bằng Chiêu Chi / Tân Hoa xã)
Tính đến năm 2021, Trung Quốc đã có 240 “ngân hàng thời gian” tại 31 tỉnh trên cả nước.
Cô Sử Tú Liên, người phụ trách của Trung tâm quản lý “ngân hàng thời gian” dịch vụ hưu trí Nam Kinh, cho biết các tình nguyện viên của “ngân hàng thời gian” ở thành phố Nam Kinh có thể cung cấp 6 loại dịch vụ chính, bao gồm hỗ trợ người cao tuổi ăn cơm, trợ giúp y tế, trợ giúp tắm, làm sạch, hỗ trợ việc khẩn cấp và giúp sử dụng điện thoại di động. Theo quy định, các tình nguyện viên từ 60 tuổi trở lên là có thể sử dụng thời gian lưu trữ để hối đoái các dịch vụ hưu trí. Hiện nay, tình nguyện viên "ngân hàng thời gian" tại thành phố Nam Kinh đã đạt 48.000 người, thời gian hoạt động tình nguyện tổng cộng là 460.000 tiếng.
Lý Tĩnh, Giáo sư của viện Quản Lý thuộc trường Đại học Vân Nam, cho rằng “ngân hàng thời gian” - mô hình dịch vụ hưu trí hỗ trợ nhau có thể làm giảm tình trạng thiếu hụt nhân viên dịch vụ hưu trí hiện nay một cách hiệu quả. Lý Tĩnh cho rằng, phải hướng dẫn nhiều tình nguyện viên hiểu thêm và tham gia vào “ngân hàng thời gian”, đồng thời thúc đẩy thực hiện “Time coin” được chuyển nhượng tự do, cuối cùng đạt được lợi ích chung của người cao tuổi.
Nguồn: Báo Kinh Tế Tham khảo
Phóng viên: Trịnh Sinh Trúc
Phiên dịch: Lý Linh, Trần Thị Thanh Nga