Bình luận: Cái gọi là "rủi ro an ninh" của Mỹ không nên làm tổn hại đến quyền phát triển của các quốc gia khác

2023-08-11 09:40:41
Nguồn:CRI

Một bài báo mới đây của tuần báo “Tấm gương” (Der Spiegel) một lần nữa gây náo động ở Đức. Các tài liệu nội bộ từ Công ty Đường sắt quốc gia Đức (Deutsche Bahn), do tuần báo “Tấm gương” độc quyền thu thập cho thấy, nếu buộc phải thay thế tất cả các linh kiện do Huawei của Trung Quốc cung cấp cho cơ sở hạ tầng liên quan của công ty sẽ tiêu tốn khoảng 400 triệu Euro, hoặc sẽ dẫn đến nhiều dự án bị trì hoãn 5 đến 6 năm. Đối với Deutsche Bahn, công ty đã thua lỗ trong ba năm liên tiếp do các yếu tố như dịch Covid-19 và cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, việc hạn chế Huawei chắc chắn sẽ khiến tình hình kinh doanh của công ty trở nên tồi tệ hơn.

Quá trình "loại bỏ thiết bị Trung Quốc" đã gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của các công ty liên quan của Đức. Tất cả điều này bắt nguồn từ trong những năm gần đây, Mỹ và một số nước châu Âu không ngừng thổi phồng cái gọi là "rủi ro an ninh" của các doanh nghiệp Trung Quốc. “Loại bỏ rủi ro” phớt lờ lợi ích của công chúng này chỉ có thể gây tổn hại cho chính mình.

Trong chuyến thăm Đức, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường từ kinh nghiệm bản thân cho biết: "Tôi đã làm việc 5 năm ở Thượng Hải, đi xe Volkswagen, tôi không nghĩ có rủi ro gì. Chúng tôi đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe chụp CT và cộng hưởng từ (MRI) của hãng Siemens, chúng tôi không cảm thấy không an toàn khi nằm ở đó, chúng tôi không nghĩ đây là những rủi ro, Trung Quốc chưa bao giờ tham gia vào cái gọi là 'loại bỏ rủi ro' về những vấn đề này."

Ngược lại, các sản phẩm của Trung Quốc, từ sản phẩm công nghệ cao như Huawei, ZTE, TikTok, khí cầu không người lái đến những thiết bị công nghiệp như cần cẩu, máy biến áp, thậm chí cả thiết bị dân dụng như máy kiểm tra an ninh hành lý, tủ lạnh, đều trở thành "rủi ro an ninh" trong con mắt của Mỹ và phương Tây. Mỹ thậm chí đã sử dụng ảnh hưởng chính trị và ngoại giao của mình để vận động chính phủ các nước cấm sử dụng thiết bị Huawei, nhưng lại không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào. Theo tờ "Daily Mirror" của Đức, sau nhiều năm kiểm tra, Chính phủ Anh, Văn phòng An ninh Thông tin của Đức, Ủy ban Châu Âu và các cơ quan khác đều không phát hiện Huawei có cái gọi là "cửa sau".

Trên thực tế, Huawei, ZTE và các công ty viễn thông Trung Quốc khác đã hoạt động ở châu Âu trong nhiều năm, không những chưa bao giờ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia châu Âu mà còn thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của lĩnh vực viễn thông châu Âu, tạo ra hiệu quả kinh tế và xã hội đáng kể. Huawei đã trở thành đại diện tiên tiến của ngành chế tạo Trung Quốc, đạt được hiệu ứng thương hiệu tốt trên thị trường nhờ chất lượng vượt trội, công nghệ tiên tiến và giá cả hợp lý, độ an toàn và độ tin cậy đã được thị trường kiểm nghiệm và công nhận.

Phát triển là ưu tiên hàng đầu, tất cả các quốc gia đều có quyền phát triển độc lập. việc hy sinh lợi ích của bản thân để đi theo Mỹ đồng nghĩa với chi phí kinh tế khổng lồ, thậm chí có thể bỏ lỡ các cơ hội chiến lược để đổi mới công nghệ. Ngày càng nhiều quốc gia bắt đầu nhận thức đến việc đi theo Mỹ "tách rời đứt chuỗi" với Trung Quốc không thể thực hiện, làm thế nào thực hiện phát triển của chính mình mới là lựa chọn ưu tiên.

Ông Anil Sooklal, Đặc phái viên của Nam Phi về các vấn đề châu Á và BRICS mới đây cho biết, Nam Phi sẽ không khuất phục trước sức ép của Mỹ nếu phải ngừng sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei; Chính phủ Thái Lan thúc đẩy tích hợp các ngành công nghiệp với 5G để nâng cao lợi thế cạnh tranh của Thái Lan bằng cách tăng cường hợp tác với các công ty như Huawei v.v Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho biết, Hungary sẽ hợp tác với Huawei để tiếp tục phát triển mạng 5G trên toàn quốc; trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 4 năm nay, Tổng thống Brazil Lula Da Silva đã đến thăm Trung tâm nghiên cứu và phát triển của Huawei ở Thượng Hải và cho biết, Brazil dự định tăng cường hợp tác hơn nữa với Huawei trong lĩnh vực 5G. Bất chấp sức ép từ Mỹ, Chính phủ Malaysia nhấn mạnh khi lập kế hoạch xây dựng mạng không dây 5G trong tương lai rằng "với tư cách là một quốc gia có chủ quyền, Chính phủ Malaysia có quyền xây dựng chính sách của riêng mình mà không có bất kỳ sự can thiệp của quốc gia nào khác"...

Chính phủ Mỹ ép buộc và dụ dỗ các quốc gia khác từ bỏ thiết bị viễn thông của Trung Quốc, cái gọi là bảo vệ "an ninh quốc gia" là lời nói dối, duy trì bá quyền công nghệ của chính họ mới là sự thật.

Bình luận: Cái gọi là "rủi ro an ninh" của Mỹ không nên làm tổn hại đến quyền phát triển của các quốc gia khác