Học giả Việt Nam: Xây dựng cường quốc về giáo dục thể hiện quyết tâm phát triển chất lượng cao của Trung Quốc
“Giáo dục luôn là nhân tố mang tính quyết định liên quan đến sự thăng trầm của một quốc gia, cũng là vấn đề được hai Đảng, hai nước Việt Nam và Trung Quốc rất coi trọng”. Ngay từ Hội nghị Trung ương 4, Khóa VII của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1993 đã công bố, “khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Nghị quyết số 29/NQ-TW của Hội nghị Trung ương 8, Khóa XI một lần nữa nhấn mạnh quan điểm“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Đối với Trung Quốc cũng luôn coi việc thực hiện “khoa học và giáo dục là quốc sách cơ bản.” PGS. TS Cao Thu Hằng, Trưởng Ban Thông tin Khoa học công nghệ, nghiên cứu viên cao cấp của “Tạp chí Cộng sản” Việt Nam đã có đánh giá về tầm nhìn của Trung Quốc và Việt Nam với giáo dục và đào tạo.
Học sinh tỉnh An Huy đang chơi game (Vạn Thiện Triều / Tân Hoa xã)
Theo quan điểm của PGS. TS Cao Thu Hằng, giáo dục là nền tảng phát triển của một quốc gia, là điều then chốt cho sự cầm quyền của một chính Đảng, cũng là nền tảng thúc đẩy thịnh vượng của một quốc gia. Thế giới ngày nay đang đứng trước thời kỳ với những biến đổi lớn chưa từng có trong 100 năm qua, nhu cầu phát triển của một quốc gia đối với giáo dục, tri thức khoa học và nhân tài ưu tú cấp thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt đối với một quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới như Trung Quốc, muốn đạt được sự tự chủ về công nghệ trình độ cao và thực hiện mục tiêu toàn thể nhân dân cùng giàu đã đặt ra những yêu cầu mới cao hơn đối với giáo dục.
PGS. TS Cao Thu Hằng nêu rõ, trong thời khắc lịch sử quan trọng này, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây chủ trì cuộc họp Học tập tập thể lần thứ năm của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra những chỉ thị quan trọng về việc xây dựng cường quốc về giáo dục và đến thăm một ngôi trường tiểu học tại thủ đô Bắc Kinh trước thềm ngày Quốc tế Thiếu nhi, đều có ý nghĩa rất quan trọng. “Có thể thấy Tổng Bí thư Tập Cận Bình rất coi trọng vấn đề giáo dục, cũng có thể thấy Đảng và Chính phủ Trung Quốc quyết tâm đẩy nhanh việc xây dựng Trung Quốc trở thành một quốc gia có nền giáo dục vững mạnh, có vị thế lịch sử cao hơn, có tầm nhìn quốc tế rộng lớn hơn và tầm nhìn chiến lược sâu sắc hơn”.
PGS. TS Cao Thu Hằng cho biết, “Trung Quốc luôn coi trọng vấn đề giáo dục, hơn nữa có thể thấy, từ những tuyên bố liên quan giáo dục trong các kỳ Đại hội Đảng gần đây của Trung Quốc, cho thấy Trung Quốc ngày càng coi trọng sâu rộng và toàn diện đối với vấn đề giáo dục”. PGS.TS Cao Thu Hằng cho biết, tháng 9 năm 2021, tại Hội nghị công tác nhân tài Trung ương, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã tập trung vào ba mốc thời gian quan trọng là năm 2025, 2030 và 2035, đồng thời đề xuất rõ mục tiêu đẩy nhanh việc xây dựng Trung tâm nhân tài quan trọng thế giới và Cao nguyên sáng tạo đổi mới. Trong Báo cáo Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, lần đầu tiên Trung Quốc đã hợp nhất giữa giáo dục, khoa học công nghệ và nhân tài, tiến hành lên kế hoạch một cách có hệ thống để cùng phục vụ công cuộc xây dựng một quốc gia có mô hình sáng tạo.
PGS. TS Cao Thu Hằng nêu rõ, trong 10 năm qua, trình độ phổ cập giáo dục ở Trung Quốc không ngừng được nâng cao, cơ hội tiếp cận giáo dục của người dân ngày càng được mở rộng và trình độ giáo dục ngày càng được cải thiện. Theo dữ liệu do Bộ Giáo dục Trung Quốc công bố, năm 2021, dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc trung bình số năm đi học là 10,9 năm, tăng 1 năm so với năm 2012. Trong đó, tỷ lệ có trình độ đại học trở lên là 24,9%, tăng 10,3% so với năm 2012. PGS. TS Cao Thu Hằng cho biết: “Không ngừng nâng cao giáo dục sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho mục tiêu trở thành một cường quốc về khoa học kỹ thuật, cường quốc về nhân tài và các mục tiêu khác của Trung Quốc, để giáo dục có thể thích ứng với phát triển sự nghiệp của Đảng, của đất nước, cũng như sự mong đợi của đông đảo người dân”.
PGS. TS Cao Thu Hằng cho rằng, xoay quanh nhiệm vụ hàng đầu là phát triển chất lượng cao, để xây dựng toàn diện một đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, Trung Quốc đang làm tốt công tác thiết kế và hoạch định chiến lược cấp cao nhất cho công tác giáo dục, đồng thời nắm bắt thế chủ động chiến lược; Trung Quốc cũng phân tích một cách có hệ thống các mặt như: Xu thế phát triển và tình trạng lỗ hổng nhân tài, căn cứ vào xu thế phát triển khoa học-kỹ thuật, tập trung vào các nhu cầu chiến lược lớn quốc gia để chủ động điều chỉnh và tối ưu hóa việc xây dựng các môn khoa học giáo dục, bồi dưỡng các tài năng chiến lược quốc gia và nhân tài đang thiếu hụt mà có nhu cầu gấp; Xác định rõ tiếp tục tăng cường giáo dục khoa học, giáo dục kỹ thuật, tăng cường đào tạo tự chủ nhân tài trong các ngành sáng tạo mũi nhọn, để cung cấp sự hỗ trợ nhân tài nhằm giải quyết các vấn đề công nghệ cốt lõi tại Trung Quốc.