Mỹ có tư cách gì mà “muốn làm gì thì làm” trên thế giới

2023-07-31 10:32:43
Nguồn:CRI

Kể từ ngày 31/7 năm nay, Mỹ lại một lần nữa chính thức khôi phục tư cách thành viên của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), đây là lần thứ ba Mỹ gia nhập tổ chức này. Việc này đã khiến mọi người lo ngại, Mỹ có tư cách gì mà có thể “muốn làm gì thì làm” trong cộng đồng quốc tế và đối với các vấn đề trên thế giới và trong các công việc quốc tế?

Mỹ là một trong những nước sáng lập tổ chức UNESCO. Mọi người lúc đầu hy vọng dựa vào sức ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ, có thể mang lại tương lai tươi sáng cho UNESCO. Nhưng điều mà Mỹ mang lại cho tổ chức này là ảnh hưởng tiêu cực khi hai lần rút khỏi UNESCO vào năm 1984 và năm 2017. Điều đáng chú ý là, trước khi lần thứ hai rút khỏi tổ chức UNESCO, Mỹ tổng cộng đã nợ 616 triệu USD tiền hội phí của tổ chức này.

Trong mắt của Mỹ, tổ chức UNESCO như là một khách sạn, bản thân là một người khách, muốn ở thì ở, muốn đi thì đi, hơn nữa còn không trả tiền.

Hiện nay, Mỹ lại một lần nữa gia nhập UNESCO, nhưng không phải là vì ủng hộ sư nghiệp của tổ chức này, mà là UNESCO đang dự định xây dựng “quy tắc, quy phạm và tiêu chuẩn về trí tuệ nhân tạo”, Mỹ “muốn tham gia vào công việc này” và chèn ép sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong tổ chức này.

Ngoại trưởng Mỹ Blinken từng nói rằng, nếu Mỹ không gia nhập tổ chức UNESCO thì sẽ mất đi cơ hội định hình hành vi trong tổ chức này. Ông John Bass, quyền Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đã nói một cách trắng trợn rằng, “tái gia nhập tổ chức này sẽ có lợi cho Mỹ trong việc cạnh tranh với Trung Quốc trên toàn cầu”. Hãng AP Mỹ cũng cho rằng, Mỹ trở lại tổ chức UNESCO là vì “chống lại sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong các chương trình nghị sự của UNESCO”. Mỹ đã hoàn toàn coi tổ chức quốc tế vì phát triển sự nghiệp khoa học, giáo dục và văn hoá này là công cụ đối đầu chính trị của mình.

Trên thực tế, không chỉ là ở UNESCO, Mỹ hầu như coi các tổ chức quốc tế khác là công cụ “hợp thì dùng, không hợp thì bỏ”, coi quy tắc quốc tế như là trò đùa, nhiều lần gia nhập và rút khỏi các tổ chức quốc tế. Ngoài rút khỏi tổ chức UNESCO ra, trong nhiều năm qua, Mỹ còn rút khỏi các tổ chức hoặc hiệp định quốc tế như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Paris, Hiệp định người di cư toàn cầu, Thoả thuận hạt nhân Iran, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Liên minh Bưu chính thế giới, Hiệp ước tên lửa tầm trung, Hiệp ước bầu trời mở, Tổ chức Y tế thế giới, v,v...

Bên cạnh đó, vì “không phù hợp”, Mỹ đến nay vẫn chưa ký một số công ước quốc tế quan trọng như Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển, Hiệp ước Buôn bán Vũ khí, Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới và tiêu hủy các phế thải nguy hiểm, v,v, và cản trở đám phán về “Công ước cấm vũ khí sinh học”. Giáo sư quan hệ quốc tế Đại học Harvard Mỹ Stephen. M. Walt từng đăng bài trên trang mạng Foreign Policy (Chính sách Ngoại giao) rằng, trong khi Mỹ cảm thấy trật tự quốc tế không có lợi cho mình thì sẽ coi thường, né tránh hoặc làm thay đổi trật tự.

Có thể dự đoán, trong thời gian tới, Mỹ còn sẽ tiếp tục công cụ hoá, vũ khí hoá các tổ chức quốc tế và cơ chế đa phương, thậm chí không loại trừ khả năng nhiều lần “rút khỏi nhóm” và “trở lại nhóm”. Lần này, Mỹ “trở lại” tổ chức UNESCO rốt cuộc ở lại được bao lâu? Có gây ra nhiều rắc rối hơn không? Chúng ta hãy chờ xem.

Mỹ có tư cách gì mà “muốn làm gì thì làm” trên thế giới