Đằng sau "Màu xanh Bắc Kinh" là quan niệm phát triển về giảm phát thải carbon và ô nhiễm của Trung Quốc

2023-09-07 11:24:25
Nguồn:CRI

Là một sự kiện quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ môi trường của Hội chợ Thương mại Dịch vụ Quốc tế Trung Quốc năm 2023, "Diễn đàn Hành động về Khí hậu và không khí sạch Đô thị lớn Quốc tế Bắc Kinh 2023" với chủ đề "Đổi mới dẫn dắt giảm phát thải carbon và ô nhiễm" đã diễn ra từ ngày 5 đến ngày 6/9 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, các đại diện và chuyên gia trong lĩnh vực môi trường sinh thái ở các đô thị lớn trên toàn cầu đã đánh giá cao những nỗ lực không ngừng của Bắc Kinh trong việc cải thiện chất lượng không khí và tích cực ứng phó với biến đổi khí hậu, với những kết quả đáng ghi nhận.

Viện Chính sách Năng lượng của Đại học Chicago ở Mỹ mới đây công bố một báo cáo cũng chỉ rõ, từ năm 2013 đến năm 2021, mức độ ô nhiễm trung bình của Trung Quốc đã giảm 42,3%. Nếu hiệu quả giảm phát thải này được duy trì, tuổi thọ trung bình của người dân Trung Quốc dự kiến sẽ tăng thêm 2,2 năm. Có thể thấy, Trung Quốc luôn là nhà hành động giảm phát thải carbon và ô nhiễm.

Mọi người vẫn còn nhớ, cách đây 10 năm, Bắc Kinh quả thực thường xuyên bị bao phủ trong lớp sương mù dày đặc màu vàng và xám, mọi người đóng cửa sổ, đeo khẩu trang và bật máy lọc không khí lên mức cao nhất. Nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc nhìn thấy sự nguy hiểm của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe của người dân nên đã quyết định thà làm chậm phát triển kinh tế còn hơn hy sinh môi trường sinh thái, đồng thời kiên quyết phát động “cuộc chiến chống ô nhiễm”. Lấy quận Thạch Cảnh Sơn thành phố Bắc Kinh nơi tôi sống làm ví dụ, Nhà máy Gang thép Thủ đô, từng là hình mẫu của ngành công nghiệp thủ đô Bắc Kinh, bắt đầu chuyển đổi mô hình phát triển, loại bỏ các ngành công nghiệp gây ô nhiễm cao, thực hiện cuộc cách mạng tự thân lấy đổi mới khoa học - công nghệ làm chủ đạo.

Trong 10 năm qua, chất lượng không khí của Bắc Kinh đã trải qua những thay đổi rõ nét từ "sương mù dày đặc" sang "trời xanh thông thường" và số ngày ô nhiễm nặng đã giảm từ 58 ngày mỗi năm xuống còn 3 ngày như hiện nay, được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đánh giá là "Kỳ tích Bắc Kinh". Cách làm của Bắc Kinh không phải ngoại lệ, cả nước Trung Quốc đang thực hiện quan điểm phát triển “non xanh nước biếc chính là rừng vàng biển bạc”. Việc không khoan nhượng đối với ô nhiễm không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe của người dân mà còn buộc Trung Quốc phải chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của một loạt chính sách quốc gia, cơ cấu công nghiệp, năng lượng và giao thông đã được điều chỉnh sâu, các phương tiện sử dụng năng lượng mới và các ngành kinh tế tuần hoàn, v.v., phát triển nhanh chóng, dưới ngọn cờ văn minh sinh thái, Trung Quốc đã thực hiện mục tiêu sử dụng tài nguyên hiệu quả và "không phát thải", tìm ra con đường phát triển xanh mới, giành được sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và hài hòa sinh thái thông qua phát triển chất lượng cao.

Tất cả mọi người đều thấy rõ thành tựu của Trung Quốc trong việc giảm phát thải carbon, nhưng một số chính khách Mỹ và phương Tây luôn nhắm mắt làm ngơ trước việc giảm phát thải carbon của Trung Quốc. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Sullivan trong một chương trình của CNN cách đây ít lâu đã nói rằng: “Trung Quốc nên thực hiện những hành động lớn và thực chất để giảm lượng phát thải trong một khung thời gian xác định trong thời gian tới”. Trên thực tế, hầu như không có quốc gia lớn nào như Chính phủ Trung Quốc chủ động cam kết đạt đỉnh carbon vào năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060, thời gian thực hiện ngắn hơn nhiều so với các nước phát triển. Trung Quốc đang cố gắng tránh rơi vào con đường phát triển cũ của phương Tây là “ô nhiễm trước, quản lý sau”. Trung Quốc áp dụng thái độ có trách nhiệm, thực hiện các cam kết bằng hành động, đóng vai trò là nhà hành động giảm phát thải carbon và ô nhiễm.

Đằng sau "Màu xanh Bắc Kinh" là quan niệm phát triển về giảm phát thải carbon và ô nhiễm của Trung Quốc