Chuyên gia Việt Nam: Thúc đẩy chung sống hài hoà giữa con người và thiên nhiên và ý nghĩa tham khảo cho sự phát triển của các nước

2023-09-11 15:54:31
Nguồn:CRI

Cuộc sống của bạn có gặp phải sự phiền toái bởi ô nhiễm hay không?

Mười năm trước đây, vấn đề này đã gây sự phiền não cho nhiều người Trung Quốc thì nay rất ít người nhắc đến. Sự thay đổi hiện nay tất nhiên cũng thu hút sự quan tâm chú ý của cộng đồng quốc tế, vậy điều gì đã khiến Trung Quốc chỉ mất mười năm đã đạt được thành quả bảo vệ môi trường như vậy, trong khi đó các nước phương Tây phải mất gần 100 năm mới đạt được? Những kinh nghiệm quản lý môi trường của Trung Quốc có những tham khảo gì đối với các nước đang phát triển khác không? Về vấn đề này, GS, TS Nguyễn Tuấn Anh, chuyên gia xã hội học cao cấp thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học quốc gia Hà Nội Việt Nam đánh giá, Trung Quốc thúc đẩy hiện đại hoá bằng thực hiện việc chung sống hài hoà giữa con người và thiên nhiên, giành được thành tựu nổi bật trong công cuộc xây dựng văn minh sinh thái và đã cung cấp sự tham khảo cho nhiều nước khác.

“Non xanh nước biếc chính là rừng vàng biển bạc”, quan điểm này được đưa ra từ năm 2005 khi đồng chí Tập Cận Bình còn đang đảm nhiệm Bí thư tỉnh ủy Chiết Giang. Mới đây, Trung Quốc đã thiết lập Ngày sinh thái toàn quốc, với chủ đề chính là “Non xanh nước biếc chính là rừng vàng biển bạc”. Tư tưởng Tập Cận Bình về quan hệ giữa môi trường sinh thái và phát triển kinh tế chính là nguyên nhân cơ bản giúp Trung Quốc đạt được thành tựu quan trọng trong công tác bảo vệ sinh thái trong vòng mười năm qua. GS, TS Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ: “Trung Quốc coi trọng cao độ sự phát triển bền vững, đưa công cuộc xây dựng văn minh sinh thái vào bố cục tổng thể của chiến lược phát triển quốc gia, kết hợp giữa phát triển chất lượng cao với bảo vệ trình độ cao và đưa ra quan điểm “Non xanh nước biếc chính là rừng vàng biển bạc”, đã trở thành nhận thức chung và hành động của cả cộng đồng. Đây là một phần quan trọng của quan điểm phát triển mới”.

GS, TS Nguyễn Tuấn Anh cho rằng, quan điểm về mối quan hệ giữa bảo vệ sinh thái và phát triển kinh tế của Trung Quốc được tổng kết thành “Hiện đại hoá việc chung sống hài hoà giữa con người và thiên nhiên”, cũng trở thành một trong năm đặc trưng của hiện đại hoá mô hình Trung Quốc. So với hiện đại hoá mô hình phương Tây, lý luận này có ý nghĩa tham khảo đối với các nước đang phát triển. Ông cho biết, lý luận hiện đại hoá sinh thái của các nước phương Tây dựa trên lô-gích của chủ nghĩa tư bản, cho nên trong khi cải thiện môi trường sinh thái của mình thì các nước phương Tây lại đẩy những hệ luỵ môi trường sinh thái sang các nước đang phát triển, chính vì vậy nó đã không thể mang đến phương án hiệu quả cho việc cải thiện môi trường sinh thái trên toàn cầu. Khác với mô hình hiện đại hoá tư bản chủ nghĩa của phương Tây, hiện đại hoá mô hình Trung Quốc là hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, đại diện cho lợi ích căn bản của đông đảo quần chúng nhân dân, vì vậy giành được sự công nhận của người dân đối với quan điểm phát triển bền vững, từ đó, thực hiện một cách thuận lợi ở mọi địa phương.

GS, TS Nguyễn Tuấn Anh cho biết, Việt Nam cũng gặp phải thách thức thực tế từ sự ô nhiễm môi trường và tổn hại sinh thái, song với sự coi trọng vấn đề phát triển bền vững, Việt Nam đã ra sức phát triển kinh tế đồng thời chú trọng công tác bảo vệ sinh thái. Ông nói, Việt Nam đã đưa tăng trưởng xanh thành nhiệm vụ phát triển lâu dài, để giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và mở rộng quy mô kinh tế. Trước đây, Chính phủ đã từng thông qua nghị quyết và ký “Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia giai đoạn 2021-2030 triển vọng đến năm 2050” và “Chương trình hành động tăng trưởng xanh quốc gia (giai đoạn năm 2021-2030)”, “Theo chiến lược và kế hoạch trên, các ban ngành hữu quan của Việt Nam tập trung trong việc nâng cao hiệu suất nông nghiệp, sức cạnh tranh và năng lực phát triển bền vững trong lĩnh vực sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn và các-bon thấp v.v.., đồng thời nâng cao hiệu suất, tranh thủ thực hiện trung hoà các-bon trước năm 2050”.

GS, TS Nguyễn Tuấn Anh còn cho biết, Việt Nam và Trung Quốc có nhận thức chung rộng rãi về phát triển xanh, Việt Nam đang ra sức phát triển năng lượng tái sinh như thủy điện, điện gió, năng lượng sinh khối, v.v., trong đó có rất nhiều dự án có sự tham dự của doanh nghiệp Trung Quốc. Ông nói: “Mong rằng hai nước có thể thảo luận và chia sẻ nhiều kinh nghiệm về xây dựng hiện đại hoá trên cơ sở thúc đẩy chung sống hài hoà giữa con người và thiên nhiên, tiếp tục triển khai hợp tác phát triển xanh, thúc đẩy giao lưu về mặt công nghệ bảo vệ môi trường, quan điểm bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của hai nước, góp phần vào việc giảm khí thải tiết kiệm năng lượng trên toàn cầu”.

Chuyên gia Việt Nam: Thúc đẩy chung sống hài hoà giữa con người và thiên nhiên và ý nghĩa tham khảo cho sự phát triển của các nước