Liên minh châu Phi gia nhập G20 sẽ mang lại những gì cho thế giới?
Hội nghị thượng đỉnh G20 New Delhi đã bế mạc vào ngày 10/9. Một trong những kết quả quan trọng của hội nghị lần này là các bên nhất trí kết nạp Liên minh châu Phi trở thành thành viên chính thức của G20. Điều này chấm dứt lịch sử chỉ có Nam Phi, một quốc gia duy nhất của châu Phi có mặt trong cơ chế này. Liên minh châu Phi cũng đã trở thành tổ chức khu vực thứ hai gia nhập G20 sau Liên minh châu Âu. Đây là kết quả của những nỗ lực lâu dài của Liên minh châu Phi và các nước châu Phi, đồng thời cũng không thể tách rời diễn biến cục diện thế giới và sự thúc đẩy của các lực lượng bên ngoài.
Liên minh châu Phi thành lập vào năm 2002, gồm 55 quốc gia châu Phi và có tính đại diện rộng rãi. Trong những năm gần đây, Liên minh châu Phi đã nỗ lực hết sức để đại diện cho lợi ích chung của châu Phi trên trường quốc tế, tìm cách gia nhập G20, một nền tảng quan trọng quản trị kinh tế toàn cầu và đã nỗ lực hướng tới mục tiêu này trong 7 năm.
Dư luận đa số cho rằng, Trung Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy Liên minh châu Phi tham gia tiến trình gia nhập G20.
Là bạn bè tốt của các nước châu Phi, Trung Quốc luôn ủng hộ các nước châu Phi và Liên minh châu Phi phát huy vai trò lớn hơn trong công việc quốc tế và khu vực, chủ trương ưu tiên giải quyết các yêu cầu của châu Phi trên các vấn đề cải cách Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, là nước đầu tiên bày tỏ ý kiến rõ ràng ủng hộ Liên minh châu Phi gia nhập G20. Cách đây không lâu, tại Đối thoại giữa nhà lãnh đạo Trung Quốc - Châu Phi tổ chức ở Nam Phi, Trung Quốc một lần nữa nhấn mạnh sẽ tích cực thúc đẩy Liên minh châu Phi trở thành thành viên chính thức của G20.
Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Phi, Tổng thống Liên bang Comoros Azali Assoumani bày tỏ cảm ơn đối với sự ủng hộ của Trung Quốc, mong muốn tăng cường hợp tác, thực hiện cùng thắng với Trung Quốc trong tương lai.
Hiện nay, lục địa châu Phi đang đẩy mạnh xây dựng các khu vực thương mại tự do. Sau khi gia nhập G20, châu Phi nói chung đã cómột kênh quan trọng để liên lạc và điều phối các chính sách tài chính vĩ mô với các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới. Điều này sẽ giúp các nước châu Phi ứng phó với những thách thức hiện tại như rủi ro nợ nần gia tăng, biến đổi khí hậu và an ninh lương thực, v.v.
Nhìn từ góc độ rộng hơn, tiếp sau “mở rộng thành viên” của cơ chế hợp tác BRICS, việc G20 kết nạp Liên minh châu Phi là một sự kiện mang tính bước ngoặt nữa trong việc tăng cường sức mạnh của “miền Nam toàn cầu”. Điều này sẽ có tác động làm suy yếu chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền.
Những nước phương Tây chỉ tập trung vào châu Phi từ góc độ địa chính trị nên thể hiện thiện chí và nguồn lực thực sự để hỗ trợ sự phát triển của châu Phi. Châu Phi ngày nay không cần “thực dân” và “cha thầy” mà cần nhiều sự bình đẳng, tôn trọng và hợp tác hơn. Xét về khía cạnh này, việc Liên minh châu Phi gia nhập G20 chỉ là bước khởi đầu.