ASIAD Hàng Châu vì sao nhận được sự ủng hộ kiên định của người dân châu Á
Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD) lần thứ 19 chính thức mở màn tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc vào tối 23/9. Đây là lần thứ ba Trung Quốc tổ chức ASIAD sau ASIAD Bắc Kinh năm 1990 và ASIAD Quảng Châu năm 2010. Toàn bộ 45 thành viên của Hội đồng Olympic châu Á và hơn 12 nghìn vận động viên đăng ký tham dự. ASIAD gồm 40 môn thi đấu, che phủ cả khu vực châu Á, quảng bá rộng rãi văn hóa thể thao truyền thống châu Á.
Hàng chục năm qua, nhờ sự ổn định chung, kinh tế châu Á tăng trưởng nhanh chóng bền vững, chiếm hơn 40% tỷ trọng của nền kinh tế thế giới. Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo, tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu của khu vực châu Á trong năm 2023 sẽ vượt 70%.
Châu Á là một đại gia đình, đoàn kết là một trong những mục đích ban đầu tổ chức ASIAD. ASIAD lần thứ nhất diễn ra tại New Delhi vào năm 1951 trong bối cảnh nhiều nước châu Á lần lượt thoát khỏi ách thống trị của thực dân, giành độc lập và giải phóng.
Châu Á là nơi khởi nguồn quan trọng của nền văn minh nhân loại, thúc đẩy sự giao lưu và tham khảo lẫn nhau giữa các nền văn minh là ý nghĩa vốn có của ASIAD. Từ việc tổ chức rất nhiều môn thi đấu mang đặc sắc châu Á như võ thuật, cầu mây, cricket, Kurash, Jujutsu...đến huy chương và linh vật của ASIAD thể hiện nguyên tố văn minh Trung Hoa, rồi là màn trình diễn kết nối Hàng Châu xưa và nay thông qua cầu Củng Thần bằng công nghệ 3D mà không cần kính xem, ASIAD Hàng Châu đã thể hiện văn hóa châu Á tiếp thu tất cả, rộng rãi và tràn đầy sức sống.
Thể thao là cửa sổ đối ngoại của một quốc gia. ASIAD Hàng Châu cũng khiến châu Á và thế giới ghi nhận một Trung Quốc cởi mở, nhiệt tình và hiện đại. “Tôi tin tưởng chúng ta sẽ chứng kiến một ASIAD vĩ đại nhất từ trước đến nay”. Đây là sự mong đợi của quyền Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á (OCA) Raja Randhir Singh đối với ASIAD Hàng Châu.
Bạn tri kỷ không phân biệt gần xa, dù cách xa vạn dặm cũng giống hàng xóm. Dưới sự kiên định của người dân châu Á, ASIAD Hàng Châu sẽ có những đóng góp mới trong việc thúc đẩy sự phát triển của phong trào Olympic, tăng cường tình đoàn kết và hữu nghị giữa người dân châu Á.