Kế thừa tình hữu nghị Trung- Việt được kết tinh từ dòng máu
"Tình hữu nghị sâu sắc giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được luyện thành trong ngọn lửa chiến tranh, các bậc tiền bối ở đây là thế hệ thứ nhất, tôi là thế hệ thứ hai, con trai tôi là thế hệ thứ ba, tôi sẽ cố gắng kể tiếp câu chuyện lịch sử tuyệt vời này, nhất định cố gắng hết sức mình để thúc đẩy tình hữu nghị lâu đời giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được kết tinh bằng dòng máu để truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác." Mới đây, tại Hội nghị kỷ niệm 55 năm thành lập Bệnh viện Nam Khê Sơn, Quảng Tây, Trung Quốc, Tổng Lãnh sự của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh Đỗ Nam Trung cho biết.
Cách đây 55 năm, Bệnh viện Nam Khê Sơn ra đời nhằm viện trợ Việt Nam chống Mỹ, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 5.000 thương bệnh binh Việt Nam, trở thành dấu mốc lịch sử về tình hữu nghị Trung Quốc - Việt Nam. Ngày 22/10, Tổng Lãnh sự Đỗ Nam Trung và các cán bộ nhân viên đến từ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh đã đến Bệnh viện Nam Khê Sơn, Quế Lâm, cùng với các lãnh đạo của Bệnh viện Nam Khê Sơn và các đại diện nhân viên y tế, nhân viên hậu cần đã tham gia điều trị thương bệnh binh Việt Nam năm đó nhớ lại câu chuyện cảm động của những năm tháng chiến tranh, kỷ niệm tình hữu nghị hai nước trong thời kỳ đặc biệt.
Tổng Lãnh sự Đỗ Nam Trung cho biết, cha ông năm nay 93 tuổi, cũng là một anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam. Ông nói, "Tôi đã đi học và làm việc gần 20 năm ở Trung Quốc, hôm nay, được chia sẻ những câu chuyện cảm động với các vị tiền bối tại hội trường này, là một trong những kỷ niệm tốt đẹp nhất của tôi ở Trung Quốc, vô cùng cảm động."
Trong những năm 60 của thế kỷ XX, dưới sự thúc đẩy chung của Trung Quốc và Việt Nam, Bệnh viện Nam Khê Sơn được xây dựng tại thành phố Quế Lâm, Quảng Tây vào năm 1968 với tư cách là bệnh viện quốc tế hậu phương chuyên điều trị thương bệnh binh của Việt Nam trên tiền tuyến trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam. Trong 8 năm viện trợ Việt Nam, Bệnh viện đã điều trị cho 119 đợt với 5.432 thương bệnh binh Việt Nam, thực hiện 2.576 ca phẫu thuật, nhân viên y tế Trung Quốc còn tiếp 779.220 ml máu cho bệnh nhân Việt Nam.
Năm đó, để thành lập Bệnh viện Nam Khê Sơn, Bộ Y tế Trung Quốc đã tuyển chọn 278 nhân viên y tế từ các bệnh viện lớn như Bệnh viện Hiệp Hòa, Hữu nghị, Tuyên Vũ và Đồng Nhân của Bắc Kinh, còn có một số nhân viên y tế và toàn bộ nhân viên hậu cần như chuyên gia dinh dưỡng, đầu bếp đều được chọn từ các nơi của Quảng Tây. Năm 1971, để tăng cường lực lượng trẻ và phục vụ tốt hơn cho thương bệnh binh Việt Nam, Trường Y tế trực thuộc Bệnh viện Nam Khê Sơn Quế Lâm được thành lập.
Bà Vu Thục Huệ, y tá trưởng khoa ngoại 3, người phụ trách của Trường Y tế của thời kỳ Bệnh viện viện trợ Việt Nam, cho biết: "Các nhu cầu sinh hoạt cần thiết như lương thực chính, thực phẩm phụ, quần áo, giầy dép, v.v. của thương bệnh binh Việt Nam đều là do 17 khu, huyện của thành phố Quế Lâm thống nhất cung cấp đặc biệt. Trong 8 năm liên tiếp, từ việc lên núi hái thuốc, phát triển các chế phẩm bệnh viện đến chữa khỏi những bệnh khó, bệnh nan giải cho thương bệnh binh Việt Nam; Từ châm cứu và điệu trị vật lý đến tập Thái Cực Quyền; từ dinh dưỡng kết hợp bữa ăn, tắm gội, cắt móng tay đến xem phim, thi đấu bóng và biểu diễn... Chúng tôi và thương bệnh binh Việt Nam tuy không phải là anh em một nhà mà lại hơn anh em một nhà."
Tháng 1/1968, nhân viên y tế đợt đầu tiên tập trung tại Bệnh viện Nam Khê Sơn từ các nơi Quảng Tây. Trần Hòa Bình, khi đó 22 tuổi, cũng được cử từ thành phố Nam Ninh. Sau 3 tháng học tiếng Việt, họ ngay lập tức tham gia vào công tác chuẩn bị xây dựng bệnh viện, chuyển giường bệnh, bàn ghế, trồng cây, v.v. Ông Trần Hòa Bình cho biết: "Lúc đó chúng tôi có rất nhiều người độc thân, đều coi phòng bệnh là nhà, lấy người bệnh làm trung tâm, bình thường làm việc thì trực ba ca, sau khi tan việc có việc gì mọi người cũng lập tức đến phòng bệnh. Không sợ bẩn, không sợ mệt mỏi, các thương bệnh binh Việt Nam rất thân thiết gọi tôi là ‘đồng chí Bình’."
Năm 1968, 41 cô gái đến từ các bệnh viện lớn của Bắc Kinh được cử đến Bệnh viện Nam Khê Sơn, trong đó có Hứa Binh, 19 tuổi, Hứa Binh lần lượt đảm nhiệm y tá khoa ngoại và đội trưởng đội tuyên truyền văn nghệ của bệnh viện trong thời kỳ viện trợ Việt Nam. Bà cho biết, "Lúc đó tôi còn là đội trưởng đội bóng chuyền, nhân viên y tế chúng tôi làm một đội, thương bệnh binh Việt Nam làm một đội, thường cùng nhau chơi bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông trong sân."
Năm 1971, bệnh viện quyết định xây dựng một hội trường lớn, phần lớn công trình phải tự lực cánh sinh, sau khi hội trường hoàn thành, hàng năm đều tổ chức liên hoan vào ngày Quốc khánh Việt Nam, Quốc khánh Trung Quốc và Tết Nguyên đán, thương bệnh binh Việt Nam đều đến đây xem chương trình. Nhiều năm sau, ngay tại đại sảnh hội trường này, đại diện công nhân viên y tế từng viện trợ Việt Nam của Bệnh viện Nam Khê Sơn cùng hát bài "Việt Nam-Trung Hoa" bằng tiếng Việt, bài hát kinh điển về tình hữu nghị Trung-Việt do thương bệnh binh Việt Nam đã dạy cho các nhân viên y tế Trung Quốc trong khi họ được điều trị tại bệnh viện.
Năm 2006, bệnh nhân Việt Nam Nguyễn Thị Lý trở lại Bệnh viện Nam Khê Sơn sau 36 năm để tìm kiếm ân nhân cứu mạng năm đó, khiến ông Vưu Kiếm Bằng, Giám đốc thứ 5 của Bệnh viện Nam Khê Sơn hết sức xúc động, ông cho biết: "Tình hữu nghị đã trải qua năm tháng mà ngày càng vững chắc, khiến chúng ta cảm thấy trách nhiệm nặng nề, nhất định sẽ kế thừa và phát huy tình hữu nghị Trung-Việt, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác."
Sau khi nghe những câu chuyện cảm động của các bậc tiền bối y tế, Tổng Lãnh sự Đỗ Nam Trung cho biết, tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc được hình thành từ trái tim chân thành, được kết tinh bằng dòng máu. Việt Nam có câu tụ ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Nhân dân Việt Nam vô cùng biết ơn những đóng góp của từng cán bộ, nhân viên y tế của Bệnh viện Nam Khê Sơn, nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên. Ông cho biết, nhà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được nhận thức chung, hai bên sẵn sàng tăng cường giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước, tăng cường triển khai giáo dục cho nhân dân hai nước về tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ.