Ứng phó với biến đồi khí hậu, Trung Quốc giữ thái độ nghiêm túc

2023-11-28 15:19:09
Nguồn:CRI

Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28) sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 12/12 tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về các vấn đề khí hậu John Kerry mới đây cho biết, Bắc Kinh giữ thái độ “nghiêm túc” trong việc nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu và dự định mở rộng quy mô năng lượng sạch. Trong bối cảnh thế giới vẫn bị trật bánh nghiêm trọng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, Trung Quốc áp dụng một loạt biệp pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và mở rộng kế hoạch năng lượng sạch không chỉ thu hoạch bầu trời xanh và thực hiện tăng trưởng đáng kể về năng lượng sạch, mà còn tạo động lực mới cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

“Phấn đấu đạt đỉnh cacbon vào năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060.” Đây là cam kết của Trung Quốc đối với cộng đồng quốc tế và lệnh động viên trong nước. Những nỗ lực và thành quả của Trung Quốc trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu trong những năm qua đã nhận được sự quan tâm và công nhận rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Trong lúc COP28 sắp diễn ra, Trung Quốc một lần nữa được coi là một bên tham gia và thúc đẩy quan trọng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Trang web “Chính sách ngoại giao” của Mỹ mới đây đưa tin, năm 2024 có thể sẽ được ghi nhận là thời khắc then chốt trong hành động ứng phó biến đổi khí hậu của Trung Quốc. Trong báo cáo “Triển vọng Năng lượng Thế giới” thường niên được công bố mới đây, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh vào năm 2024 và bắt đầu giảm từ năm 2025. Bài viết chĩ rõ, vị thế của than đá ở Trung Quốc đang bị thay thế.

Chính phủ Trung Quốc coi việc ứng phó với biến đổi khí hậu là một cơ hội mới để phát triển chất lượng cao và đã áp dụng một loạt biện pháp thiết thực để tiếp tục thúc đẩy các kế hoạch năng lượng sạch trong khi giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Sản xuất điện từ năng lượng tái sinh của Trung Quốc đã tăng trưởng đáng kể và chỉ trong sáu tháng trong năm nay, sản lượng điện mặt trời mới của Trung Quốc đã vượt công suất lắp đặt từ trước đến nay của Đức. Theo Ủy ban Chuyển đổi Năng lượng, trong số dự án năng lượng tái sinh mới được xây dựng hàng năm trên thế giới, có khoảng một nửa ở Trung Quốc. IEA dự báo Trung Quốc sẽ có đủ năng lượng gió và mặt trời để đáp ứng nhu cầu mới vào năm 2025, từ đó thay thế nhu cầu bổ sung về điện than. Xu hướng này cho thấy Trung Quốc đang hướng tới một tương lai năng lượng sạch, bền vững, giúp giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong những năm qua, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, nhiều thành phố trên toàn cầu đang phải đối mặt với chất lượng không khí xấu đi. Trong bối cảnh như vậy, Trung Quốc cải thiện chất lượng không khí môi trường đã thu được hiệu quả ấn tượng. Truyền thông nước ngoài phổ biến cho rằng, Trung Quốc tham gia trị lý môi trường và khí hậu toàn cầu và đã thu được hiệu quả tích cực. Lấy Bắc Kinh làm ví dụ, chỉ số tuổi thọ chất lượng không khí do Viện Chính sách Năng lượng của Đại học Chicago biên soạn cho thấy, tình trạng ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh đã giảm khoảng 50% kể từ năm 2013 và ô nhiễm không khí trên cả nước Trung Quốc đã giảm khoảng 40%. Số liệu này chứng tỏ đầy đủ rằng, nỗ lực và thành quả của Bắc Kinh về mặt trị lý ô nhiễm không khí trong 10 năm đã thực hiện chuyển biến to lớn từ sương mù nặng nề đến trời xanh thường trú.

Hiện nay, một số quốc gia vẫn còn bất đồng và do dự trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, điều này khiến cho lập trường và hành động kiên định của Trung Quốc trở nên cực kỳ quan trọng. Trung Quốc có câu: “Mặc dù đường xa, đi thì sẽ đến, mặc dù việc khó, làm tất sẽ thành.” Kinh nghiệm trị lý môi trường của Bắc Kinh cho thấy, chỉ có thông qua hành động thiết thực, ứng phó với biến đổi khí hậu mới có thể đạt được mục tiêu và thành quả mang tính giai đoạn. Quá trình trị lý ô nhiễm không khí kéo dài 10 năm của Bắc Kinh cũng nhắc nhở chúng ta rằng, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu không thể thành công trong một sớm một chiều, đòi hỏi các hội nghị quốc tế như COP28 phải đoàn kết nhất trí, thúc đẩy các nước chung tay nỗ lực và kiên trì lâu dài.

Ứng phó với biến đồi khí hậu, Trung Quốc giữ thái độ nghiêm túc