Vì sao các công ty này từ bỏ hoặc hoãn kế hoạch xây dựng nhà máy tại Mỹ?
“Qua cân nhắc thận trọng, chúng tôi từ bỏ kế hoạch xây dựng nhà máy pin tại bang Oklahoma, Mỹ”. Mới đây, Công ty Panasonic của Nhật Bản, nhà cung cấp pin cho Tesla đã tuyên bố quyết định trên. Hơn nữa, đây không phải là trường hợp cá biệt.
Tháng 1, Công ty LG của Hàn Quốc đã “gác lại vô thời hạn” kế hoạch hợp tác xây dựng nhà máy pin tại Mỹ với Hãng GM; tháng 7, Công ty TSMC của Đài Loan, Trung Quốc tuyên bố lùi thời gian đi vào hoạt động sản xuất tại Mỹ đến năm 2025 do thiếu công nhân lành nghề; tháng 10, Công ty Honda của Nhật Bản tuyên bố rút khỏi kế hoạch hợp tác sản xuất ô tô điện giá rẻ với Hãng GM, Ford hoãn việc sản xuất pin tại Kentucky, Mỹ cùng Công ty liên doanh SK On của Hàn Quốc.... Từ đầu năm đến nay, một số doanh nghiệp quốc tế nổi tiếng đồng loạt từ bỏ hoặc hoãn kế hoạch xây dựng nhà máy tại Mỹ. Trong bối cảnh Chính phủ Mỹ ban hành một loạt biện pháp kích thích và chính sách trợ cấp, thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư, xây dựng nhà máy, vì sao các công ty này lại cho ra đáp án thị trường trái ngược?
Đối với doanh nghiệp mà nói, đầu tư xây dựng nhà máy tại một nơi cần cân nhắc giá thành cũng như hiệu quả và lợi ích, cân nhắc thị trường địa phương và môi trường vĩ mô lớn, hơn nữa còn cần xem các ngành công nghiệp và yếu tố đồng bộ ở địa phương, là quyết sách thận trọng được đưa sau khi nghiên cứu và đánh giá tổng hợp.
Điều quan trọng hơn là, đối với doanh nghiệp mà nói, đã đầu tư thì mong có kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh lớn ổn định và có lợi cho sự phát triển lâu dài. Các chuyên gia liên quan cho biết, nợ công của Mỹ lập mức cao kỷ lục, lạm phát vẫn ở mức cao, ngành chế tạo thường xuyên xảy ra các vụ đình công, đều khiến các doanh nghiệp lo lắng môi trường kinh doanh ở Mỹ. Cộng thêm những tính không xác định như Mỹ thay đổi đột ngột chính sách tiền tệ, các vụ việc chính trị đột xuất...càng khiến các doanh nghiệp chùn bước.
Không những vậy, Mỹ còn chính trị hóa vấn đề kinh tế, tăng các điều khoản “bảo hộ” trong chính sách liên quan, làm ảnh hưởng tới lòng tin và tính tích cực của doanh nghiệp.
Truyền thông Mỹ đưa tin, dịp lễ Giáng sinh vừa rồi, giá cả quà tặng tăng liên tiếp, hơn 1/3 người Mỹ quyết định không tặng quà, 42% chủ doanh nghiệp nhỏ cho biết không có khả năng chi trả tiền thưởng bình thường dịp lễ Giáng sinh. Trong những động thái, diễn biến này, thị trường sẽ có lựa chọn như thế nào? Đáp án không nói cũng rõ.