Cụ già Việt Nam về thăm trường cũ để nối tiếp tình cảm Trung Quốc của ba thế hệ

2023-10-11 10:07:35
Nguồn:CRI

Tháng 9/2023, với tâm trạng xúc động, một cụ già đến từ Việt Nam tên là Đào Đức Thanh cùng con trai của ông Đào Duy Đức đã đến thăm Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc, được các thầy cô, sinh viên của Đại học Sư phạm Quảng Tây chào đón nồng nhiệt. Nguyên do nào khiến ông có tình cảm sâu sắc đối với Quế Lâm, Trung Quốc? Tại sao thầy trò trường Đại học Sư phạm Quảng Tây lại chào đón ông nồng nhiệt như vậy? Chương trình hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu về mối tình sâu đậm giữa ba thế hệ của gia đình ông Đào Duy Đức đối với Trung Quốc.

Những năm 1960, nhằm bảo tồn ngọn lửa cách mạng, Việt Nam đã liên tục cử những thanh niên ưu tú đi học tập tại Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi trong Đại học Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc. Chính trong thời kỳ đó, Đào Đức Thanh cùng nhiều thanh thiếu niên Việt Nam sống ở Quế Lâm trong gần 2 năm. Nhớ lại từng kỷ niệm trong thời kỳ đó, ông tâm sự: “Quế Lâm là nơi mà tuổi thơ chúng tôi, không bao giờ quên. Lúc đó Trung Quốc đang trong thời kỳ rất khó khăn, vật tư rất khan hiếm. Tuy nhiên, học sinh Việt Nam chúng tôi đã được chính quyền và người dân Quế Lâm chăm sóc rất chu đáo, có cuộc sống không cần lo cơm ăn áo mặc. Sau mỗi bữa ăn, chúng tôi đổ những thức ăn còn thừa vào máng rửa bát, thường thấy một số người dân địa phương đến xúc cơm thừa và mang về nhà nấu ăn." Mỗi khi nhớ lại những chuyện đã qua, ông Đào Đức Thanh luôn cảm thấy vừa chua xót vừa áy náy”.

Trong thời gian học tập ở Quế Lâm, ông Đào Đức Thanh còn bị viêm màng não cấp tính. Dịch bệnh khi đó rất khốc liệt, lây lan rất nhanh, chỉ trong vài ngày đã có rất nhiều học sinh bị nhiễm bệnh, trong đó có Đào Đức Thanh. Ông bị hôn mê nhiều lần nhưng chính các nhân viên y tế của Bệnh viện Nhân dân Quế Lâm đã đưa ông trở lại từ cõi chết. Ông xúc động cho biết: “Quế Lâm đã cho tôi cuộc đời thứ hai, để lại cho tôi ấn tượng tốt đẹp vô cùng”.

Một mong muốn quan trọng khác của ông Đào Đức Thanh trong chuyến đi lần này là đưa con trai ông là Đào Duy Đức đến tham quan Quế Lâm để tưởng nhớ ông Đào Chính Nam (còn gọi là Đào Bá Long), cha của ông Đào Đức Thanh, ông nội của anh Đào Duy Đức. Ông Đào Chính Nam là bạn cũ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, học sinh xuất sắc của Học viện Quân sự Hoàng Phố, nhà cách mạng kỳ cựu của Việt Nam, từ năm 1927 đến năm 1946, ông Đào Chính Nam tham gia hoạt động cách mạng ở Sán Đầu, Quảng Đông, từng giữ chức vụ Tư lệnh trong quân đội. Trong thời kháng chiến chống Nhật, ông từng chỉ huy bộ đội tấn công quân Nhật, trải qua hàng trăm trận chiến, nhiều lần lập chiến công xuất sắc, đóng góp xuất sắc cho cách mạng Trung Quốc và sự nghiệp cách mạng của Việt Nam. Năm 1953, ông Đào Chính Nam được điều động đến Trường sĩ quan Lục quân Việt Nam làm Phó hiệu trưởng. Trường này chuyển từ Côn Minh đến Quế Lâm vào năm 1954, hoạt động tại khu Vương Thành của Đại học Sư phạm Quảng Tây. Vì yêu cầu bảo mật, đối ngoại trường được gọi là "Trường Đặc khoa Quân khu Tây Nam thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc". Ông Đào Chính Nam và Nguyên Soái Diệp Kiếm Anh từng quen nhau trong thời gian học tại Học viện Quân sự Hoàng Phố. Sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nguyên Soái Diệp Kiếm Anh còn tặng ông Đào Chính Nam một chiếc áo khoác len, chiếc áo khoác này vẫn được gia đình ông Đào Đức Thanh bảo quản tốt.

Dựa trên những ký ức mà cha ông kể lại và những bức ảnh cha ông để lại ở Quế Lâm, dưới sự tháp tùng của lãnh đạo nhà trường, ông Đào Đức Thanh đã đưa con trai đến khuôn viên Vương Thành để tưởng nhớ cha ông Đào Chính Nam. Hai cha con đã đến thăm các tòa nhà nơi ông Đào Chính Nam từng làm việc, Đỉnh Độc Tú, Hồ Bán Nguyệt v.v. Đi đến đâu, ông Đào Đức Thanh đều rưng rưng nước mắt, như thể ở đâu ông cũng nhìn thấy hình ảnh cha mình đang làm việc và giảng dạy trong khuôn viên trường.

Thông qua hành trình “truy tìm ông cha” lần này, anh Đào Duy Đức, hậu duệ thế hệ thứ ba của gia đình họ Đào cũng cảm nhận lời dạy sống động của gia đình và bài học giáo dục truyền thống. Ông Đào Đức Thanh và con trai đến thăm Nhà tưởng niệm Trường học Việt Nam một cách hứng thú, khi nhìn thấy những bức ảnh quen thuộc, ông còn hào hứng kể cho con trai nghe những câu chuyện đằng sau những bức ảnh, khiến anh Đào Duy Đức hiểu hơn về tình cảm Trung Quốc của cha ông. Ông Đào Duy Đức cho biết, anh từng học cấp 3 tại Trường Hoa kiều Nam Ninh ở Quảng Tây, học đại học ở Thượng Hải, hiện anh mới bước chân vào xã hội không lâu, để thực hiện tâm nguyện của cha ông mình, hiện anh đang làm công ty môi giới cho học sinh Việt Nam, mong muốn sẽ giới thiệu thêm nhiều sinh viên Việt Nam đến Trung Quốc du học, hiểu biết về văn hóa Trung Quốc, góp phàn vào tình hữu nghị truyền thống giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Cụ già Việt Nam về thăm trường cũ để nối tiếp tình cảm Trung Quốc của ba thế hệ