Phóng viên Việt Nam cảm nhận sức hấp dẫn đa sắc màu của văn hoá lịch sử Hồng Hà
Tại Thư viện Hồng Hà phong cảnh tươi đẹp và tràn đầy văn hoá học tập sâu đậm, các cụm kiến trúc truyền thống Trung Quốc và trưng bày văn hoá dân tộc đặc sắc, cũng như các hoạt động di sản văn hoá phi vật thể đã trở thành đề tài giao lưu nổi bật của đoàn phóng viên Trung - Việt. Mới đây, Đoàn phóng viên các cơ quan truyền thông các cấp Trung ương, tỉnh, thành, thị Trung Quốc cùng Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Lào Cai, Đài Phát thanh - Truyền hình Lai Châu đã lần lượt đến các nơi ở châu tự trị dân tộc Hani và dân tộc Di, Hồng Hà, tỉnh Vân Nam Trung Quốc như Di Lặc (Việt Nam hay gọi là Mi-lơ), Mông Tự, Nguyên Dương, Hà Khẩu, Kiến Thủy, v.v., đi sâu tìm hiểu về các mặt như chấn hưng nông thôn, văn hoá dân tộc, văn minh sinh thái, mở cửa với bên ngoài, v.v., cảm nhận thành quả phát triển chất lượng cao của châu Hồng Hà, kể lại những việc lớn thay đổi trong chấn hưng nông thôn của những ngôi làng nhỏ.
Từ cổng chào “Văn hiến danh bang” đến Bảo tàng nghệ thuật văn hoá, đến thư viện cất giữ sách, v.v.. Đoàn phóng viên đều lắng nghe tỉ mỉ, quan sát chi tiết, tìm hiểu sâu sắc. “Kiến trúc thư viện rất có đặc sắc nghệ thuật, rất đẹp.” Những kiến trúc kiểu Trung Quốc hoành tráng đã khiến chị Đặng Thị Dung, phóng viên Đài truyền hình kỹ thuật số Việt Nam liên tưởng đến Văn miếu ở Hà Nội, Việt Nam, chi nói: “Văn miếu Hà Nội cũng là một kiến trúc Trung Quốc điển hình, bên trong có thờ Khổng Tử, là chứng kiến mạnh mẽ về giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc và Việt Nam.”
Sau khi đi qua cổng chào “Văn hiến danh bang”, các sản phẩm sưu tầm trang sức đặc sắc dân tộc đã thu hút sự chú ý của đoàn phóng viên, triển lãm di sản văn hoá phi vật thể Hồng Hà, thành quả nghiên cứu văn hoá dân tộc Hà Nhì và dân tộc Di đã thu hút sự chú ý của các phóng viên Việt Nam, “Việt Nam cũng có dân tộc Hà Nhì và dân tộc Di, hai nước có nhiều văn hoá tương thông lẫn nhau.”
Đàn cổ du dương đã tạo ra cảnh tượng thư giãn và trang trọng, đoàn phóng viên đã có cảm giác mới mẻ trong chuyến cảm nhận văn hoá lịch sử ở châu Hồng Hà, pha trà thời Tống, ngâm hương, nghệ thuật trà đã thu hút sự chú ý của các phóng viên trong đoàn, mở ra tầm nhìn tìm hiểu văn hoá truyền thống và kế thừa di sản văn hoá phi vật thể giữa hai nước. “Trước đây chỉ xem qua cách ngâm hương trong video clip, hiện được chứng kiến tận mắt, cảm thấy rất có đặc săc.” Chị Vũ Ngọc Mai nói với phóng viên, hoạt động lần này đã mang lại sự trải nghiệm văn hoá hoàn toàn mới và độc đáo đối với chị. Phóng viên hai nước Trung-Việt đã tới tấp học đánh đàn cổ, còn đích thân làm ra tác phẩm thêu tay truyền thống. Trong cuộc trò chuyện, các bạn đã gần gũi với nhau, tăng cường tình cảm, cùng “tìm hiểu” văn hoá truyền thông lâu đời.
“Đường sắt Vân Nam-Việt Nam hiện vẫn đang vận hành, hàng ngày vận tải các lô hàng vật tư giữa hai nước Trung-Việt, mà nhiều khi nơi đây cũng là công viên chủ đề tìm hiểu văn hoá lịch sử trăm năm của đường sắt.” Dưới sự hướng dẫn của hướng dẫn viên, đoàn phóng viên còn đã bước vào Công viên văn hoá lịch sử đường sắt Vân Nam-Việt Nam Bích Sắc Trại, tham quan kiến trúc cổ xưa có lịch sử trăm năm, cùng sát gần một đường mạch lịch sử của đường sắt. Dọc đường sắt Vân Nam-Việt Nam Bích Sắc Trại, đoàn phóng viên đã tham quan nhiều kiến trúc lâu đời, di chỉ cửa hàng, vừa lắng nghe giới thiệu, vừa cảm nhận lịch sử văn hoá đường sắt sâu đậm của châu Hồng Hà.
“Đường sắt này có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam, hiện đoạn Lào Cai của đường sắt vẫn đang sử dụng, bất kể là vận tải hành khách hay hàng hoá đều rất nhộn nhịp, tôi cũng từng đưa con đáp tàu hoả đi lại giữa Lào Cai và Hà Nội. “Đứng bên cạnh Bích Sắc Trại bang Tự trị dân tộc Hà Nhì và dân tộc Di, tỉnh Vân Nam Trung Quốc, chị Vũ Ngọc Mai, phóng viên Đài Truyền hình Lào Cai Việt Nam nói. “Tại Việt Nam, tàu hoả là một trong những phương tiện đi lại của người dân” “Đường cao tốc, đường sắt cao tốc đã rút ngắn thời gian đi lại, mang lại nhiều tiện lợi cho người dân”, với các đề tài đường sắt, các phóng viên Trung-Việt đã triển khai giao lưu trò chuyện với bầu không khí nồng nhiệt.
“Sau khi kết thúc phỏng vấn, chúng tôi còn dự định quay một số phim tài liệu về đường sắt Vân Nam-Việt Nam, chúng tôi đã chuẩn bị đại cương cơ bản, mong báo giới hai nước Trung-Việt tiếp tục đi sâu hợp tác, cùng hoàn thành công tác dựng phim này.” Ông Nguyễn Quốc Quân, Phó Tổng Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Lào Cai Việt Nam nói, “Tin rằng, sự hợp tác báo giới hai bên trong lĩnh vực truyền thông mới, phát thanh-truyền hình, báo giấy, v.v đều sẽ được tích cực thúc đẩy hơn nữa, cùng kể tốt câu chuyện hữu nghị Việt-Trung.”