Lý thuyết Trung Quốc sụp đổ hay tâm lý ganh ghét của phương Tây?

2024-01-09 10:13:02
Nguồn:CRI

Trước những gì thực tế đang diễn ra tại Trung Quốc thì lý thuyết “Trung Quốc sụp đổ” đang trở nên ngớ ngẩn.

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu thiếu động lực tăng trưởng và bất ổn địa chính trị trên toàn cầu, Trung Quốc và các nền kinh tế lớn khác như Mỹ, Nhật Bản, Đức và Ấn Độ ....đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Vì vậy, mỗi khi Trung Quốc phản ứng trước một thách thức mới ảnh hưởng đến nền kinh tế của mình, lý thuyết “Trung Quốc sụp đổ” khét tiếng của phương Tây lại nổi lên.

Mới đây, một loạt bài báo có tiêu đề khá đáng sợ và u ám về nền kinh tế của Trung Quốc như “Khủng hoảng ở Trung Quốc đáng sợ thế nào?” trên tờ New York Times, Reuters có bài “Một phần của phép màu kinh tế của Trung Quốc chỉ là ảo ảnh” hay trên tờ The Hill giật tít “Sự sụp đổ kinh tế của Trung Quốc mang theo lời cảnh báo về tương lai của chính chúng ta” như thể “sự sụp đổ” là một việc đã rồi.

Nhưng trước những gì thực tế đang diễn ra tại Trung Quốc thì lý thuyết “Trung Quốc sụp đổ” đang trở nên ngớ ngẩn.

Những số liệu được thống kê tại Trung Quốc cho thấy, trong vòng 1 phút, hàng không dân dụng cất cánh 21 chuyến bay và người chuyển phát nhanh đã giao 247.000 bưu kiện;

Trong một giờ, hơn 1,08 triệu người đã sử dụng dịch vụ gọi xe trực tuyến và hơn 1,9 triệu xe đạp dùng chung di chuyển trên đường phố;

Trong một ngày, 56.000 tàu chở hàng ra vào các cảng lớn, 48 chuyến tàu chở hàng Trung Quốc-châu Âu đi và đến từ lục địa Á-Âu...

Trong 11 tháng của năm 2023, cả Trung Quốc hoàn thành 50 tỷ tấn sản lượng hàng hóa, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái, quy mô này gấp khoảng 2,7 lần so với Mỹ.

Trong 11 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc có 55,59 tỷ lượt người di chuyển xuyên tỉnh, trong đó lưu lượng hành khách đường sắt, đường thủy và hàng không dân dụng đều tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Chưa nói đến sự sụp đổ của bất kỳ nền kinh tế lớn nào như Mỹ hay Trung Quốc sẽ là một thảm họa đối với người dân không chỉ ở quốc gia đó mà còn với phần còn lại của thế giới thì với một đất nước có nhịp đập và sức sống của nền kinh tế mạnh mẽ như thế thì làm sao mà sụp đổ

Theo các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà phục hồi tốt với động lực đổi mới và phát triển xanh ngày càng mạnh mẽ, mặc dù nền kinh tế phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức dưới tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu.

Theo ông Denis Simon, chủ tịch Liên minh các Tổ chức Nhân tài Toàn cầu, câu chuyện về nền kinh tế Trung Quốc “u ám” là không phù hợp. Vị chuyên gia này cho biết, là quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới, Trung Quốc vẫn đang trên đà tăng trưởng kinh tế tốc độ từ trung bình đến cao, mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% là phù hợp với xu hướng và quy luật phát triển kinh tế.

Theo dự đoán của OECD, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5,4% trong năm 2023 và 5,1% cho năm 2024. Con số này vẫn tăng nhanh hơn Mỹ và nhanh gấp đôi so với nền kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, theo IMF, nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng 5,2% vào năm 2023, trong khi GDP của Mỹ được dự đoán tăng 1,8% trong năm 2023.

Và tạp chí trực tuyến Spiked của Anh trong một bài báo gần đây cho biết rằng, khả năng phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc khác với phương Tây chủ yếu nhờ sức mạnh của chiến lược phát triển công nghệ cao hỗ trợ nền kinh tế. Bài báo chỉ ra rằng Trung Quốc hiện dẫn đầu thế giới về sản xuất xe điện, pin ô tô điện, thiết bị viễn thông 5G, máy bay không người lái thương mại, thiết bị Internet vạn vật, thanh toán di động và tấm pin mặt trời, tất cả đều là “chỉ số cho thấy độ bền bỉ liên tục của nền kinh tế của Trung Quốc”. “Điều đáng chú ý là Trung Quốc đã không sử dụng biện pháp nới lỏng tiền tệ để kích thích kinh tế, thay vào đó, nền kinh tế sẽ được thúc đẩy bởi việc triển khai sâu rộng chiến lược đổi mới định hướng, kinh tế số và phát triển xanh”.

Đặt cược vào triển vọng kinh tế tươi sáng của Trung Quốc, các công ty đa quốc gia hàng đầu bao gồm HSBC, công ty trang trí nội thất gia đình IKEA và nhà sản xuất đồ chơi Lego đã tăng cường sự hiện diện của họ tại thị trường rộng lớn này.

Những tín hiệu tích cực của nền kinh tế Trung Quốc trong năm qua không có nghĩa là Trung Quốc không phải đối mặt với thách thức và rủi ro nào cả. Các quốc gia rộng lớn như Trung Quốc và Mỹ cũng như toàn bộ thế giới cũng phải đối mặt với những thách thức và rủi ro ngày càng tăng từ biến đổi khí hậu đến chiến tranh, an ninh lương thực và năng lượng. Sự khác biệt nằm ở chỗ các quốc gia đó có tin tưởng vào kịch bản mà mình đã đề ra và các diễn viên có diễn tốt vai diễn của mình hay không.

Lý thuyết Trung Quốc sụp đổ hay tâm lý ganh ghét của phương Tây?