Tự tin văn hóa đã mang lại niềm tin cho sự phát triển của các nước đang phát triển

2024-01-10 10:08:18
Nguồn:CRI

Văn hóa Việt Nam là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Khác với các quốc gia khác cũng nằm ở bán đảo Đông Dương, bản sắc văn hóa Việt Nam rất gần gũi với các dân tộc Đông Á. Văn hóa Việt Nam có nét đặc trưng truyền thống dân tộc Đông Á là khiêm tốn, kín đáo và tôn trọng tổ tiên. Trong tiếng Việt, có rất nhiều đại từ nhân xưng trong giao tiếp hàng ngày, người ta rất ít khi dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ ba như bạn và tôi, thay thế bằng anh chị em, mang lại cảm giác thân thiết gần gũi. Một nét văn hóa quan trọng khác của Việt Nam là kính trọng tổ tiên, hầu như tất cả các gia đình và cơ quan ở Việt Nam đều có bàn thờ, từ đường, ngày lễ ngày tết cũng thường cúng những người đã khuất và tổ tiên, đây cũng là nét đặc trưng của văn hóa Đông Á.

Đồng thời, Việt Nam lại là một dân tộc nhiệt tình, việc đón nhận bao dung các nền văn hóa, thể hiện bản sắc cởi mở của văn hóa Việt Nam. Ở Việt Nam, chúng ta vừa có thể cảm nhận được sự kín đáo của văn hóa Nho gia, vừa có thể cảm nhận được sự cởi mở của văn hóa phương Tây, vừa có thể cảm nhận được sự cần cù của văn hóa Đông Á, vừa có thể thấy được sự thành kính của văn hóa Phật giáo, đồng thời văn hóa Việt Nam cũng giữ được bản sắc bền bỉ của mình.

Chính những nét đặc trưng này của văn hóa Việt Nam đã giúp Việt Nam thoát khỏi sự ức hiếp của chủ nghĩa đế quốc cận đại, xây dựng một đất nước độc lập, tự do, hạnh phúc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng chính nhờ có bản sắc văn hóa nhiệt tình, cởi mở, bao dung mà trong những năm gần đây Việt Nam mới có thể không ngừng hội nhập với thế giới trong xã hội hiện đại, không ngừng học hỏi kinh nghiệm tiên tiến từ bên ngoài, mở cửa phát triển, đạt được thành tích phát triển kinh tế khiến thế giới chú ý.

Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra “nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Theo đó, cần khai thác và phát huy cao nhất các giá trị tốt đẹp, bền vững của văn hóa, con người và gia đình Việt Nam.” Điều này đã thể hiện nhìn nhận rõ ràng và chỉ đạo đúng đắn của lãnh đạo Đảng và nhà nước về vai trò của đặc điểm văn hóa Việt Nam trong việc phát triển kinh tế xã hội.

Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra mục tiêu chiến lược phát triển đất nước của Việt Nam là đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, để thực thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, cùng với việc đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức, cần thực hiện quan điểm phát triển văn hóa Việt Nam mà do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề ra.

Bài phát biểu tại Hội nghị Văn hóa Toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hết sức quan trọng và có tầm nhìn sâu xa. Các chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, phát triển văn hóa luôn nhất quán, không ngừng phát triển trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, là cơ sở quan trọng để hoàn thiện thể chế, chính sách, phát huy các nguồn lực xây dựng nền văn hóa Việt Nam “dân tộc, dân chủ, nhân văn và khoa học.

Xây dựng văn hóa là hỗ trợ quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chất lượng cao, phát triển văn hóa xã hội chủ nghĩa góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu văn hóa của nhân dân, thực hiện kỳ vọng mới của nhân dân đối với cuộc sống tốt đẹp; Góp phần tăng cường sức mạnh tinh thần nhân dân, thúc đẩy phát triển toàn diện xã hội; giúp vun đắp tôn vinh giá trị quan cốt lõi của Chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy xây dựng toàn diện đất nước hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nắm vững tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế,đưa ra quan điểm “phát triển mạnh mẽ nền văn hoá và con người Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, đứng trước yêu cầu cấp thiết là phải bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, nhất là các giá trị văn hoá truyền thống và cách mạng, đồng thời, coi trọng việc tiếp thu tinh hoa văn hoá, khoa học, giáo dục của nhân loại ”.

Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, trở thành sức mạnh nội sinh, động lực đột phá cho phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Tự tin văn hóa đã mang lại niềm tin cho sự phát triển của các nước đang phát triển